Showing 30 Result(s)

Cách chia động từ cực dễ nhớ trong tiếng Đức (A1)

KONJUGATION DER VERBEN – CHIA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ĐỨC (A1)

Konjugation der Verben chính là phần chia động từ trong tiếng Đức. Đây là phần cơ bản nhất của ngữ pháp tiếng Đức. Khi mới bắt đầu trình độ A1 là bạn sẽ phải học phần này, trước hết là chia động từ ở thì hiện tại cho các chủ ngữ ich, du, er/sie/es (ese), ihr (Riêng wir, sie, Sie luôn chia bằng cách giữ nguyên động từ nguyên mẫu nên mình sẽ lược bỏ nhìn cho đỡ dài).

Verbstamm là gì?

Trước khi đi vào quy tắc chia động từ trong tiếng Đức, bạn sẽ cần phải hiểu về Verbstamm. Verbstamm đơn giản là gốc của động từ. Hầu hết động từ trong tiếng Đức đều kết thúc đuôi bằng -en (machen, kommen…) hoặc -n (wandern, erinnern..).

Vậy khi bạn bỏ đi phần kết thúc đuôi -en/-n này, bạn sẽ nhận được gốc của động từ đó, chính là nhận được Verbstamm. VD: Machen có Verbstamm là mach-, kommen có Verbstamm là komm-, wandern có Verbstamm là wander-, erinnern có Verbstamm là erinner-, vân vân.

Chúng ta sẽ dùng phần gốc động từ Verbstamm này để ráp với các quy tắc tương ứng của các nhóm động từ sau đây:

Nhóm A

Bạn hãy yên tâm, hầu hết các động từ trong tiếng Đức đều thuộc nhóm dễ nhất này. Chia theo quy tắc cố định sau (quy tắc e/st/t – tương ứng với lần lượt Ich/du/ese+ihr)

Ich -> Verbstamm + e: mach-e, komm-e

Du -> Verbstamm + st: mach-st, komm-st

Ese/ihr -> Verbstamm + t: mach-t, komm-t

Trong nhóm A này lại có 3 nhóm nhỏ có một chút đặc biệt

Nhóm A.1

Vài động từ đặc biệt kết thúc bằng –eln. Bsp: sammeln, lächeln.. Thì chỉ có sự khác biệt ở ngôi Ich, đó là ta sẽ bỏ chữ e ở phần Verbstamm đi.

Với động từ sammel-n, ta có Verbstamm sammel-. Theo đúng quy tắc với Ich thì Verbstamm + e: sammel + e -> sammele -> Sai. Mà phải bỏ chữ e ở phần Verbstamm trước: Vậy ta có Verbstamm hiện tại: samml-

Sau đó mới theo đúng quy tắc với Ich thì Verbstamm + e: samml + e -> sammle -> Đúng. Còn lại các ngôi khác giữ nguyên quy tắc của nhóm A (quy tắc e/st/t)

Ich: samml-e, lächl-e

Du: sammel-st, lächel-st

Ese/ihr: sammel-t, lächel-t

Nhóm A.2

Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng –t (arbeit-en), hay –d (bad-en), hoặc -n (zeichn-en)

Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng thêm e vào 2 cách chia du và ese/ihr. Do đó, với lần lượt Ich/du/ese+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/est/et/ (Thêm e vào trước st, thêm e vào trước t)

Ich -> Verbstamm + e: arbeit-e, bad-e, zeichn-e

Du -> Verbstamm + est: arbeit-est, bad-est, zeichn-est

Ese/ihr -> Verbstamm + et: arbeit-et, bad-et, zeichn-et

Nhóm A.3

Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng –s (reis-en), -ß (heiß-en), -z (sitz-en)

Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng chỉ sửa –st của ngôi du thành –t. Do đó, với lần lượt Ich/du/ese+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/t/t/ (Bỏ s của st)

Ich -> Verbstamm + e: reis-e, heiß-e, sitz-e

Du -> Verbstamm + t: reis-t, heiß-t, sitz-t

Ese/ihr -> Verbstamm + t: reis-t, heiß-t, sitz-t

Nhóm B

Ở trên, bạn có thấy nhận thấy điểm chung của Nhóm A là gì không? Tuy nó cũng biến đổi quy tắc e/st/t thành vài dạng khác nhau như e/est/et hay e/t/t nhưng điểm chung của nó là: Nguyên âm gốc trong Verbstamm không hề bị biến đổi. Bạn hãy để ý: machen -> mache/machst/macht: Nguyên âm a trong Verbstamm mach- vẫn được giữ nguyên khi ta chia động từ.

Còn nhóm B thì sẽ ngược lại, nguyên âm gốc trong Verbstamm sẽ bị biến đổi khi ta chia động từ.

Trong nhóm B này mình chia ra 2 nhóm nhỏ:

Nhóm B.1

Các động từ mà Verbstamm của nó có chứa a hoặc e (schlaf-en, seh-en, geb-en, lauf-en, nehm-en…) sẽ biến đổi nguyên âm khi chia ở ngôi du và er/sie/es (a biến thành ä, e biến thành ie hoặc i).

Lưu ý ở ngôi ich và ngôi ihr, nguyên âm không biến đổi.

Quy tắc e/st/t vẫn giữ nguyên:

Ich -> Verbstamm + e: schlaf-e, seh-e, geb-e

Du -> Verbstamm + st: schläf-st, sieh-st, gib-st

Ese -> Verbstamm + t: schläf-t, sieh-t, gib-t

Ihr -> Verbstamm + t: schlaf-t, seh-t, geb-t

Các bạn có thấy không, ví dụ với động từ schlaf-en, đáng lẽ với ngôi du nếu chúng ta chia là schlafst -> Sai, phải biến đổi a thành ä -> schläf-st. Với er/sie/es, nếu ta chia là schlaft -> Sai, phải biến đổi a thành ä -> schläft.

Nhóm B.2

Nhóm này thì hoàn toàn không có quy tắc nào cả. Không những cả nguyên âm gốc trong Verbstamm bị biến đổi, mà quy tắc e/st/t cũng không còn.

Nhưng chỉ có tổng cộng 10 động từ sau đây, bạn hãy cố gắng học thuộc nhé.

Các trợ động từ (Hilfsverben): sein, haben, werden
Các động từ khuyết thiếu Modalverben: wollen, sollen, müssen, können, dürfen, mögen
Động từ đặc biệt: wissen

Chia động từ trong tiếng Đức

Nguồn: dattrandeutsch.com

 

Câu so sánh trong tiếng Đức – Komparation

Câu so sánh trong tiếng Đức (Komparation) cũng tương tự như trong tiếng Anh, cũng có 3 loại so sánh tiêu biểu: so sánh ngang bằng, so sánh hơn, so sánh nhất.

So sánh bằng nhau: là bậc so sánh giữa 2 đại lượng có cùng mức độ.
So sánh hơn: là bậc so sánh giữa 2 đại lượng có mức độ không bằng nhau.
So sánh bậc nhất: là bậc so sánh của từ 3 đại lượng trở lên,1 trong 3 đại lượng đó có mức độ cao nhất

Hãy cũng Viện tìm hiểu từng loại câu so sánh nhé!

A. So sánh bằng nhau: là bậc so sánh giữa 2 đại lượng có cùng mức độ.

Công thức:
“so” + Adjektiv + “wie”
“so” + Adjektiv + Nomen (danh từ) + wie
“ebenso/genauso” + Adjektiv + “wie” (nhấn mạnh)
Ví dụ:
Sie arbeitet so fleißig wie ihr Freund. (Cô ấy làm việc chăm chỉ như bạn của mình)
Dein Vater ist genauso alt wie mein Vater. (Bố của bạn cũng già như bố tôi)
Ich bin dreimal so alt wie du. (Tôi lớn tuổi hơn bạn gấp 3 lần)
Ich habe so viele Bilder wie er. (Tôi có nhiều bức tranh như anh ta

B. So sánh hơn: là bậc so sánh giữa 2 đại lượng có mức độ không bằng nhau.

Công thức:
Adjektiv + Endung “er” +  “als”
Ví dụ:
Ich arbeite fleissiger als du. (Tôi làm việc chăm chỉ hơn bạn)
Der Zug fährt schneller als der Bus. (Xe lửa chạy nhanh hơn xe buýt)

C. So sánh bậc nhất: là bậc so sánh của từ 3 đại lượng trở lên,1 trong 3 đại lượng đó có mức độ cao nhất

Công thức:
Adjektiv + “st”
Adjektiv + “est” (đối với tính từ tận cùng là -d, -t, -s, -z, -x)
Ví dụ:
schnell (nhanh) – schnellst- (nhanh nhất)
breit (rộng) – breitest- (rộng nhất)
 
* Nếu tính từ so sánh bậc nhất được dùng với mạo từ xác định:
Công thức:
die/der/das + adj + “ste”/ “este”
die (số nhiều) + adj + “sten”/ “esten”
Ví dụ:
Das Flugzeug ist das schnellste Verkehrsmittel.
(Máy bay là phương tiện giao thông nhanh nhất)

* Nếu tính từ so sánh được dùng làm vị ngữ

Công thức: am + Adjektiv + “sten”/ “este
Ví dụ:
Er ist am kleinsten in der Klasse. (Anh ta là người nhỏ con nhất trong lớp)

D. Các điểm lưu ý:

1. Một số tính từ 1 âm tiết, khi so sánh hơn và so sánh nhất, sẽ bị biến âm (có Umlaut)

Positiv Komparativ Superlativ
alt (già) älter- (già hơn) älteste- (già nhất)
kalt (lạnh) kälter- kälteste-
jung (trẻ) jünger- jüngste-
arm(nghèo) ärmer- ärmste-
krank (bệnh) kränker- kränkste-
lang (dài) länger- längste-
scharf (sắc, bén) schärfer- schärfste-
schwach (yếu) schwächer- schwächste-
schwarz(đen, tối) schwärzer- schwärzeste-
stark (mạnh) stärker- stärkste-
warm (ấm) wärmer- wärmste-
kurz (ngắn) kürzer- kürzeste-
2. Tính từ có đuôi -el hoặc -er: khi so sánh hơn phải bỏ “e”, nhưng khi so sánh nhất vẫn giữ nguyên.
Positiv Komparativ Superlativ
dunkel (tối) dunkler- dunkelst-
teuer (đắc) teurer- teuerst-
sauer (chua) saurer- sauerst-
3. Một số tính từ có dạng so sánh không theo quy luật
Positiv Komparativ Superlativ
hoch (cao) höher- höchst-
groß (lớn) größer- größte-
nah (gần) näher- nächst-
gut (tốt) besser- best-
gern (thích) lieber- am liebsten
sehr (rất) mehr * am meisten
viel (nhiều) mehr * meist-
wenig (ít) wenige * wenigst-

*Chỉ được dùng với danh từ không có mạo từ kèm theo và không bị biến cách.

Ví dụ:  bei mehr Fehlern (với nhiều lỗi hơn), bei wenigen Fehlern (với ít lỗi hơn)

Lưu ý:

Tất cả các tính từ đêù có thể diễn tả trong cấp độ bình thường, hơn hoặc nhất, nhưng chung qui trước sau như một chúng cũng chỉ là tính từ mà thôi. Đã là tính từ, thì nó sẽ thông thường được đặt trước danh từ, nhằm bổ nghĩa cho danh từ đó. Và trong những lúc như vậy tính từ cũng sẽ được chia theo nguyên tắc chia đuôi tính từ.

Ví dụ:

1. meine jüngere Schwerster studiert jetzt im Konsevatorium.
Cô em gái nhỏ tuổi hơn của tôi hiện đang học tại nhạc viện.
2. Den interessantesten Film, der von Steven Spielberg gedreht wurde, kenne ich.
Bộ phim hay nhất tôi biết, được làm bởi đạo diễn Spielberg
3. Ich schenkte meinem besten Freund die schicksten Mantel zu seinem jüngsten Geburtstag.
Tôi đã tặng người bạn tốt nhất của tôi chiếc áo măng tô sang trọn nhất nhân ngày sinh nhật mới nhất của anh ta.
4. Um eine bessere und bequemere Zukunft haben zu können, soll man von jetzt fleißiger arbeiten und sich mehr Mühe für jedes Projekt geben, um die höchsten Leistungen zu erbringen.

Để có một tương lai tốt đẹp va tiện nghi hơn, người ta nên làm việc từ bây giờ một cách chăm chỉ hơn và nên đầu tư nhiều công sức hơn cho mỗi dự án của mình, để thể mang lại năng xuất cao nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành công 100% với kinh nghiệm gia hạn Visa Đức

Với những bạn muốn gia hạn visa tại Đức vẫn chưa biết là thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này về cách gia hạn visa tại Đức thành công nhé!

Tại sao phải gia hạn visa?

Với du học sinh các nước khác nói chung và các du học sinh khác tại Việt Nam nói chúng thì việc gia hạn visa tại Đức là rất cần thiết. Đối với du học sinh ngoại quốc xin Visa sang du học Châu Âu sẽ chỉ được cấp Visa có giá trị thời hạn 3 tháng. Sau khi hết 3 tháng, du học sinh cần phải ra Sở Ngoại Kiều để có thể gia hạn visa tại Đức.

Tùy thuộc vào chương trình học của bạn mà có thể gia hạn thời gian cụ thể. Thông thường nếu bạn vẫn còn đang học tiếng Đức để chuẩn bị cho kì thi đầu vào dự bị bạn chỉ được gia hạn thêm 6 tháng. Nếu là bằng cử nhân hay học thạc sĩ bạn có thể gia hạn visa tại Đức 2 năm hoặc hơn tùy chương trình tại đơn vị bạn học. Sau khi hoàn thành bước gia hạn Visa này, bạn có thể yên tâm tập trung hoàn toàn vào công việc học tập.

Thủ tục gia hạn visa tại Đức

Nếu bạn đang muốn là thủ tục gia hạn visa tại Đức thành công thì cần chuẩn bị theo những giấy tờ sau:

Đơn xin gia hạn Visa:

Mỗi Sở Ngoại Kiều thường sẽ có mẫu đơn xin gia hạn Visa khác nhau bạn hãy đến cơ sở nơi mình gần nhất và mang về nhà điền sẵn. Hôm chính thức đi gia hạn sẽ mang theo cùng hoặc hôm đến làm thủ tục bạn cũng có thể điền sau cũng được. Vào thời gian đầu tiếng Đức của bạn có thể chưa đủ tốt để đọc hiểu hết những mục cần điền trong đơn xin gia hạn. Bạn cũng cần nhờ những người có kinh nghiệm và thông thạo tiếng Đức để giúp bạn điền nhé. Quá trình xin gia hạn visa tại Đức dễ dàng hơn đấy.

Ảnh hộ chiếu cỡ 4×6:

Khi đến đó bạn cần mang theo ảnh được chụp theo đúng tiêu chuẩn ảnh thẻ của Đức. Ảnh thẻ cần được chụp mới nhất trong vòng 3 tháng gần đây nhé.

Hộ chiếu và Visa còn hạn ở Đức:

Bạn nên đi gia hạn Visa tại Đức trước lúc hết hạn khoảng một tháng. Vì bạn cũng cần mất 3 đến 4 tuần mới có được thẻ cư trú mới. Nếu bạn không xin kịp hoặc xin sát ngày nhập học, du lịch quá thì gây cản trở và khó khăn rất nhiều đấy

Giấy xác nhận hộ khẩu:

Bạn tham gia du học tại các Sở Ngoại Kiều thì chỉ cần mang giấy xác nhận hộ khẩu khi được cấp đăng kí hộ khẩu thường trú tại Tòa Thị Chính. Đối với một số nơi khi gia hạn visa tại Đức bạn còn được yêu cầu mang kèm thêm cả hợp đồng nhà và giấy xác nhận của chủ nhà cùng với giấy xác nhận hộ khẩu nữa đấy!

Bảo hiểm sức khỏe cá nhân:

tại Đức việc mua bảo hiểm sức khỏe cá nhân là bắt buộc 100% với tất cả các đối tượng kể cả người trong và ngoài nước. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình gia hạn visa tại Đức thành công hay không. Bạn có thể mua bảo hiểm tư tùy gói tham gia với mức giá khác nhau.

Giấy chứng minh tài chính:

Để gia hạn Visa tại Đức thành công, bạn cần chuẩn bị đủ 8820 Euro trong tài khoản để có thể chi trả cho cuộc sống việc du học tại Đức.

Giấy gọi nhập học:

Đối với các bạn vẫn đang học tiếng Đức thì bạn cần mang theo một giấy chứng nhận của trường. Với những bạn học dự bị có thể lấy theo kỳ tại trường và nộp tại Sở Ngoại Kiều.

Nguồn: trabi.vn

 

 

Cách học tiếng Đức hiệu quả ai cũng cần biết

Chúng ta cần thừa nhận học một ngôn ngữ mới sẽ không bao giờ là dễ dàng với bất kì ai, nhất là với một số ngôn ngữ hơi phức tạp và “khoai” như tiếng Đức. Do vậy muốn học tốt cần phải có sự kiên trì và có phương pháp học hiệu quả. Chẳng vậy mà các cụ có câu “dục tốc bất đạt” cũng vì lẽ đó. (more…)

60 mẫu câu giao tiếp tiếng Đức cơ bản ai cũng cần

60 mẫu câu giao tiếp tiếng Đức căn bản với 2 chủ đề giao tiếp thông dụng hay được sử dụng nhiều nhất ở các Nhà hàng – Khách sạn hay các quán ăn sẽ giúp các bạn có những câu giao tiếp cơ bản nhất khi đi du lịch hay sử dụng chúng trong các nhà hàng Đức. Cùng kham khảo 60 mẫu câu sau bạn nhé.

1. Tình huống 1: Ở Nhà hàng – Quán ăn.

Nếu một ngày nào đó bạn ở những nơi như Nhà hàng hay quán ăn Đức mà bạn biết qua những cụm từ, câu giao tiếp tiếng Đức thông dụng và căn bản này thì bạn sẽ có một bữa ăn thú vị và đáng nhớ đấy, hãy cùng chúng tôi kham khảo những mẫu câu cơ bản nhất hay được dùng nhiều nhất khi ta ở trong những tình huống này các bạn nhé:

Ich esse vietnamesisches Tôi ăn đồ Việt Nam
Herr Ober, die Speisekarte bitte! Ông Phục vụ, cho thực đơn nào!
Das Gericht schmeckt mir Món này hợp khẩu vị của tôi.
Bringen Sie mir die Cho xin hóa đơn nào
Guten Appetit! Chúc ngon miệng

Những mẫu câu thường dùng sau đây là tổng hợp theo chủ đề được gợi ý nhầm giúp các bạn nhớ từ vựng dễ dàng hơn, hãy nhớ thật kĩ nhé vì chúng sẽ giúp các bạn gọi món dễ dàng hơn bất cứ thứ gì mà bạn biết về tiếng Đức đấy:

 

1.        Gibt es hier in der Nähe ein gutes Restaurant? Gần đây có nhà hàng nào tốt không?
2.        Ich kenne ein sehr berühmtes China Restaurant hier in der Nähe. Tôi biết có 1 nhà hàng Trung Hoa nổi tiếng ở gần đây
3.        Ich habe noch keinen großen Hunger. Essen wir nur eine Kleinigkeit im Cafe! Bây giờ tôi hãy còn chưa đói lắm. Mình chỉ cần ăn 1 chút ở quán Cà phê thôi
4.        Ich esse lieber europäisch. Tôi thích ăn đồ Tây hơn (món Châu Âu)
5.        Ich mag asiatische Küche sehr. Tôi rất thích hương vị Châu Á
6.        Herr Ober! Bedienen Sie hier? Này Phục vụ! Anh trông đây à?
7.        Ist der Tisch noch frei? Bàn này còn trống không?
8.        Mein Herr, der Tisch ist leider schon reserviert. Thưa ông, tiếc là bàn này đã đặt trước rồi
9.        Nehmen Sie bitte hier am Fenster Mời ông dùng chỗ gần cửa sổ ạ!
10.     Herr Ober, die Speisekarte (Getränkekarte) bitte! Phục vụ, đưa thực đơn nào (ẩm đơn)
11.     Was wünschen Sie zu trinken? Ông uống gì ạ?
12.     Weißwein bitte! Rượu trắng
13.     Sonst noch etwas? Còn thêm gì nữa không ạ?
14.      Was möchten Sie als Nachtisch? Ông cần gì sau không?
15.     Ich möchte nur einen Kaffee mit Milch. Tôi chỉ muốn 1 Cafe với sữa
16.     Ich bin erkältet, und ich esse nur etwas Vergetarisches. Tôi bị cảm, và tôi chỉ muốn ăn rau thôi.
17.     Haben Sie schon was ausgesucht? Ông còn chọn nữa không ạ?

18.     Bringen Sie uns bitte ein Beefsteak und eine Forelle!

Mang cho tôi 1 Bitêt và 1 cá rói

19.     Bitte eine Flasche Orangensaft und ein Glas Sekt! Cho tôi 1 chai nước cam và 1 cốc Sâmbanh
20.     Fisch mag ich nicht Tôi không thích cá
21.     Das Gericht schmeckt mir wunderbar Món này rất ngon
22.     Wenn wir chinesisch essen, sollten wir es mal richtig mit Essstäbchen probieren. Khi ăn đồ Trung Hoa, chúng ta sẽ được thử dùng đũa
23.     Guten Appetit Chúc ăn ngon
24.     Ich hoffe, Sie haben sich schon an das deutsche Essen gewöhnt. Tôi nghĩ là anh đã quen đồ ăn của Đức
25.     Fräulein! Hier fehlt noch ein Thưa cô! Chỗ nay còn thiếu bát đũa
26.     Würden Sie mir bitte die Schüssel dort reichen? Có thể chuyển bát kia qua đây được không?
27.     Herr Ober, bringen Sie mir die Rechnung bitte! Phục vụ, cho xin hóa đơn nhé!
28.     Moment mal! Hat`s geschmeckt? Xin đợi chút! Có ngon không ạ?
29.     Das macht zusamen 47 Euro 50 Nó tổng cộng 47 Euro 50
30.      Hier sind 50 Euro, und der Rest ist für Sie. Đây là 50 Euro, phần còn lại của anh.

Ngoài ra, các bạn cũng nên bổ sung cho bản thân vốn từ vựng cơ bản sau các bạn nhé.

 

Restaurant n.-s: Nhà hàng
Küche f.-n: Bếp, nhà bếp
Hunger m.: Đói
Sekt m.-e: Sâm banh Đức
Weißwein m.: Rượu trắng
Schüssel f.-n: Cái bát
Rest m.-e: Còn lại, phần thừa, phần dư
Besteck n.-e: Đồ ăn (bát đũa)
Vegetarisch Adj.: Rau, chay
Portion f.-en: Phần, khúc, miếng
Forelle f.-n: Cá mòi
Beafsteak n.-s: Bíttết

2. Tình huống 2: Ở khách sạn

Để biết mình phải làm sao thì các bạn kham khảo tình huống cụ thể sau sở hữu cho bản thân những câu thông dụng và hay nhất để dành sử dụng khi cần thiết bạn nhé.

Mẫu câu cơ bản

Ich möchte ein Zimmer Tôi muốn đặt một phòng
Sie sollen sich spätestens vor halb 10 bei uns anmelden Khoảng muộn tầm 9 giờ 30 ông đến đăng ký nhé
Wie viel kostet ein Zimmer pro Tag? Giá bao nhiêu một phòng mỗi ngày?
Wecken Sie mich bitte morgen früh Gọi tôi vào bữa sáng nhé
Wie ist es mit der Verpflegung? Đồ ăn thế nào?

 

Mẫu câu thường dùng

 

1.        Hier ist die Rezeption, was kann ich für Sie tun? Đây là Lễ tân, tôi có thể giúp gì cho ông?
2.        Ich möchte ein Zimmer bestellen Tôi muốn đặt phòng.
3.        Sie sollen spätestens um 9 Uhr bei uns einchecken Khoảng tầm 9 giờ ông đến đăng ký nhé
4.        Sie sollen sich vor halb 10 anmelden Khoảng tầm 10 giờ ông đến đăng kí nhé
5.        Können Sie mir ein gutes Hotel empfehlen? Có thể giới thiệu cho tôi một khách sạn tốt được không?
6.        Könnten Sie mich unterbringen? Có thể sắp xếp cho tôi chỗ nghỉ được không?
7.        Das Hotel befindet sich in der Bahnhofsstraße 33 Khách sạn này ở số 33 đường Xe Lửa, gần ga xe lửa.
8.        Ich hätte gern ein Zimmer mit Dusche Tôi rất muốn 1 phòng có buồng tắm hoa sen
9.        Haben Sie noch ein Einzel-Zimmer frei? Có còn phòng đơn nào trống không?
10.     Ich möchte ein Zimmer mit zwei Betten für eine Nacht Tôi cần 1 buồng 2 giường cho 1 tối
11.     Wie ist es mit der Verpflegung? Tôi muốn đặt đồ ăn?
12.     Wir haben Zimmer mit Frühstück, mit Halbpension oder mit Vollpension Chúng tôi có ăn sáng, có bao nửa bữa, có bao trọn gói.
13.     Wie viel kostet das Zimmer pro Tag? Giá bao nhiêu một buồng một ngày?
14.     Wie viel muss ich anzahlen? Phải đặt trước bao nhiêu?
15.     Ist die Bedienung auch inbegriffen? Có gồm phí phục vụ không?
16.     Ich nehme das Zimmer mit Vollpension Tôi dùng phòng này, bao trọn gói.
17.     Füllen Sie bitte das Formular aus! Xin ông điền vào mẫu này nữa!

18.     Soll ich meinen Pass zeigen?

Phải trình hộ chiếu chứ?

19.     Nur Ihren Ausweis bitte! Chỉ cần chứng minh thôi ạ!
20.     Sie brauchen nur das Formular zu unterschreiben. Ông chỉ cần ký dưới vào mẫu này thôi.
21.     Ihr Zimmerschlüssel bitte! Chìa khóa phòng ông đây
22.     Wann gibt es Frühstück! Khi nào thì có bữa sáng
23.     Von halb 6 bis halb 9 Từ 6 giờ đến 9 giờ
24.     Wecken Sie mich bitte morgen früh Đánh thức tôi vào bữa sáng nhé
25.     Wo ist das Zimmer 409? Phòng số 409 ở đâu?
26.     Hinnter rechts Phía sau bên phải
27.     Ich möchte morgen abreisen. Soll ich mich abmelden? Sáng mai tôi phải đi. Tôi có phải kiểm tra không
28.     Ja! Machen Sie bitte die Rechnung dann fertig! Vâng, xin ông làm hóa đơn ạ
29.     Das Zimmer muss bis 12 Uhr für einen weiteren Tag geräumt sein. Phòng ấy phải dọn trước 12 giờ, để cho ngay hôm sau.
30.     Haben Sie gut geschlafen? Ông ngủ ngon chứ?

Ngoài những mẫu câu trên chúng tôi xin bổ sung cho các bạn những từ vựng cơ bản sau để có thể phối hợp tốt với những mẫu câu giao tiếp tiếng Đức ở trên:

Rezeption f.-en: Lễ tân
Verpflegung f.: Đồ ăn
Pension f.-en: Nhà ăn
Frühstück n. Bữa sáng
Ausweis m.-e: Làm tin, làm chứng
Dusche f.-n: Tắm vòi sen
Unterbringen Vt. Xếp chỗ ngủ
Sich anmelden. Đăng ký, điền
Sich abmelden: Kiểm tra, trả phòng
Abreisen Vi.(s): Đi, khởi hành
Unterschreiben: Ký tên.
Reservierungen Đặt phòng

Bài viết nhầm giới thiệu các bạn những tình huống cơ bản trong giao tiếp mà chúng ta hay gặp nhất như khi bạn đi ăn, hay ở khách sạn, sân bay, bệnh viện,…thì những tình huống này rất hữu ích dành cho các bạn. Hãy biến những bài viết này thành kiến thức của các bạn nhé.

 

Quy tắc sắp xếp trật tự từ trong câu tiếng Đức (B1, B2)

Để viết được một câu tiếng Đức tốt, bên cạnh việc phải nắm vững các kiến thức ngữ pháp căn bản về cách, thì và có một vốn từ vựng rộng, chúng ta còn cần hiểu về cách sắp xếp trật tự các từ trong một câu.

Bài viết này sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trật tự từ trong câu tiếng Đức (Wortstellung im Satz) cũng như quy tắc phổ biến TeKaMoLo.

Tổng quan về 4 quy tắc

Các quy tắc sẽ được tính ưu tiên từ trên xuống. Tức là câu cần xét phải thỏa mãn quy tắc 1 rồi mới xét tiếp xem câu có thỏa mãn quy tắc 2,3,4 hay không.

  1. Tân ngữ gián tiếp (Dativ) đứng trước tân ngữ trực tiếp (Akkusativ).
  2. Nhưng nếu tân ngữ trực tiếp nằm ở dạng đại từ nhân xưng (Personalpronomen) thì tân ngữ trực tiếp lại đứng trước tân ngữ gián tiếp.
  3. Cụm các trạng từ sẽ tuân theo quy tắc TeKaMoLo.
  4. Bộ phận quan trọng nhất thường được đưa lên đầu câu (đối với câu đảo) hoặc xuất hiện cuối câu (đối với câu bình thường).

Cần lưu ý một điều ở đây là những quy tắc ở trên không phải là hoàn hảo. Sẽ có những ngoại lệ vì tiếng Đức vốn là một thứ ngôn ngữ không có quy tắc, nhưng những ngoại lệ đó sẽ không nhiều nên bạn vẫn có thể yên tâm áp dụng 4 quy tắc ở trên cho việc đặt câu.

Sau đây mình sẽ đi vào giải thích chi tiết từng quy tắc.

Quy tắc 1: Tân ngữ gián tiếp (Dativ) đứng trước tân ngữ trực tiếp (Akkusativ)

Trước hết bạn hãy đọc qua một ví dụ đơn giản:

  • Ich gebe meinem Freund das Buch.

Ở đây động từ geben đòi hỏi 2 tân ngữ. Tân ngữ gián tiếp ở cách 3 Dativ: meinem Freund và tân ngữ trực tiếp ở cách 4 Akkusativ: das Buch. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, vị trí của meinem Freund được đặt trước vị trí của das Buch.

Tìm hiểu sâu hơn một chút, ta có thể thay thế meinem Freund (tân ngữ gián tiếp) bằng ihm (đại từ nhân xưng). Kết quả vẫn sẽ là ihm (Dativ) đứng trước das Buch (Akkusativ):

  • Ich gebe ihm das Buch.

Một số ví dụ khác:

  • Wir schenken ihnen einen Tisch. (Dativ: ihnen đứng trước Akkusativ: einen Tisch)
  • Er schickt seiner Mutter ein schönes Foto (Dativ: seiner Mutter đứng trước Akkusativ: ein schönes Foto)

Quy tắc 2: Nếu tân ngữ trực tiếp nằm ở dạng đại từ nhân xưng (Personalpronomen) thì tân ngữ trực tiếp lại đứng trước tân ngữ gián tiếp

Bây giờ chúng ta sẽ lấy chính câu ví dụ ở trên:

  • Ich gebe meinem Freund das Buch.

Nhưng bạn sẽ thay thế das Buch (tân ngữ trực tiếp) bằng es (đại từ nhân xưng). Giờ thì bạn phải áp dụng quy tắc số 2: Akkusativ đứng trước Dativ.

  • Ich gebe es meinem Freund.

Es ở đây là tân ngữ trực tiếp nhưng nó đang nằm ở dạng đại từ nhân xưng (Personalpronomen) nên nó sẽ được đứng trước tân ngữ gián tiếp meinem Freund.

Ngay cả khi bạn thay thế luôn meinem Freund (tân ngữ gián tiếp) bằng ihm (đại từ nhân xưng). Kết quả vẫn sẽ tuân theo quy tắc số 2.

  • Ich gebe es ihm.

Es ở đây là tân ngữ trực tiếp nhưng nó đang nằm ở dạng đại từ nhân xưng (Personalpronomen) nên nó sẽ được đứng trước tân ngữ gián tiếp ihm (cũng ở dạng đại từ nhân xưng).

Một số ví dụ khác:

  • Wir schenken ihnen einen Tisch -> Wir schenken ihn ihnen (Sử dụng ihn như đại từ nhân xưng ở Akkusativ thay thế cho einen Tisch, và ihn sẽ được đứng trước ihnen – Dativ)
  • Er schickt seiner Mutter ein schönes Foto -> Er schickt es seiner Mutter (Sử dụng es như đại từ nhân xưng ở Akkusativ thay thế cho ein schönes Foto, và es sẽ được đứng trước seiner Mutter – Dativ)

Quy tắc 3: Cụm các trạng từ sẽ tuân theo quy tắc TeKaMoLo

Trong một câu tiếng Đức thông thường sẽ không chỉ đơn giản xuất hiện 2 loại tân ngữ như các ví dụ trên, mà sẽ còn rất nhiều thành phần khác nhằm bổ sung thêm thông tin, ý nghĩa cho câu. Những thành phần này được gọi là trạng từ. Có 4 loại trạng từ cơ bản:

  • Trạng từ chỉ thời gian (Temporal): Trả lời cho câu hỏi Wann?
  • Trạng từ chỉ nguyên nhân (Kausal):  Trả lời cho câu hỏi Warum?
  • Trạng từ chỉ cách thức (Modal): Trả lời cho câu hỏi Wie?
  • Trạng từ chỉ địa điểm (Lokal): Trả lời cho câu hỏi Wo? / Woher? / Wohin?

Quy tắc TeKaMoLo chính là thứ tự tên viết tắt của 4 loại trạng từ kể trên và cũng là thứ tự xuất hiện của chúng trong câu. Trạng từ chỉ thời gian (Temporal) sẽ xuất hiện đầu tiên, sau đó đến Trạng từ chỉ nguyên nhân (Kausal), rồi đến Trạng từ chỉ cách thức (Modal), cuối cùng là Trạng từ chỉ địa điểm (Lokal).

Chúng ta hãy xem xét ngay một ví dụ:

  • Das Flugzeug landete heute wegen eines Streiks nicht pünktlich in Berlin. (Dịch xuôi: Vì một cuộc đình công nên hôm nay máy bay đã hạ cánh trễ ở Berlin)

Bạn có thể nhận thấy 4 thành phần trạng từ trong câu được sắp xếp đúng theo quy tắc TeKaMoLo

  • Temporal: heute (thời gian – hôm nay)
  • Kausal: wegen eines Streiks (nguyên nhân – vì một cuộc đình công)
  • Modal: nicht pünktlich (cách thức – không đúng giờ)
  • Lokal: in Berlin (địa điểm – ở Berlin)

Chúng ta có một ví dụ khác:

  • Er fährt morgen wegen eines Termins mit dem Auto nach München. (Dịch xuôi: Ngày mai anh ấy sẽ tới München bằng xe ô tô bởi có một cuộc hẹn)

Chúng ta dễ dàng nhận thấy 4 thành phần trạng từ trong câu cũng được sắp xếp đúng theo quy tắc TeKaMoLo

  • Temporal: morgen (thời gian – ngày mai)
  • Kausal: wegen eines Termins (nguyên nhân – vì một cuộc hẹn)
  • Modal: mit dem Auto (cách thức – bằng xe ô tô)
  • Lokal: nach München (địa điểm – tới München)

Không phải lúc nào trong câu cũng cần đủ 4 thành phần trạng từ, tuy nhiên trật tự các trạng từ còn lại vẫn phải được duy trì đúng quy tắc TeKaMoLo:

  • Er wird in diesem Jahr allein nach Amsterdam fliegen. (Dịch xuôi: Trong năm nay anh ấy sẽ một mình bay tới Amsterdam)

Thành phần câu:

  • Temporal: in diesem Jahr (thời gian – trong năm nay)
  • Kausal: Không có
  • Modal: allein (cách thức – một mình)
  • Lokal: nach Amsterdam (địa điểm – tới Amsterdam)

Một ví dụ khác:

  • Sie reist mehrmals im Jahr aus Heimweh in ihre Heimat zurück. (Dịch xuôi: Vì nhớ nhà nên cô ấy nhiều lần trong năm quay trở lại thăm quê)

Thành phần câu:

  • Temporal: mehrmals im Jahr (thời gian – nhiều lần trong năm)
  • Kausal: aus Heimweh (nguyên nhân – vì nỗi nhớ nhà)
  • Modal: Không có
  • Lokal: in ihre Heimat (địa điểm – đến quê hương)

Quy tắc 4: Bộ phận quan trọng nhất thường được đưa lên đầu câu (đối với câu đảo) hoặc xuất hiện cuối câu (đối với câu bình thường)

4a. Bộ phận quan trọng nhất thường được đưa lên đầu câu (đối với câu đảo)

Quy tắc TeKaMoLo cũng rất linh hoạt, nếu bạn muốn nhấn mạnh vào trạng từ nào, bạn hoàn toàn có thể đưa trạng từ đó lên đầu câu (câu đảo), nhưng trật tự của các trạng từ còn lại vẫn phải đảm bảo đúng quy tắc TeKaMoLo.

Chúng ta vẫn lấy nguyên câu ví dụ ở phần 3 nhưng đảo đi một chút:

  • Heute landete das Flugzeug wegen eines Streiks nicht pünktlich in Berlin.

Trạng từ chỉ thời gian heute được đưa lên đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh vào “Chính ngày hôm nay” chứ không phải bất kỳ ngày nào khác. Vị trí của các trạng từ còn lại vẫn được giữ nguyên.

Một cách biến đổi khác:

  • Wegen eines Streiks landete das Flugzeug heute nicht pünktlich in Berlin.

Trạng từ chỉ nguyên nhân Wegen eines Streiks được đưa lên đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh vào “Chính nguyên nhân là cuộc đình công” chứ không phải do bất kỳ nguyên nhân nào khác. Vị trí của các trạng từ còn lại vẫn được giữ nguyên.

4b. Bộ phận quan trọng nhất thường xuất hiện cuối câu (đối với câu bình thường – không phải câu đảo)

Các ví dụ ở trên bạn có thể thấy câu chỉ gồm chủ ngữ + động từ + cụm các trạng từ. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét khi trong câu xuất hiện thêm các tân ngữ.

Trước hết là câu có xuất hiện tân ngữ trực tiếp (Akkusativ), vậy vị trí của tân ngữ trực tiếp này sẽ đặt ở đâu trong tương quan vị trí so với cụm trạng từ TeKaMoLo?

Đáp án là bạn có thể đặt ở bất kỳ đâu!

Ví dụ chúng ta có tân ngữ trực tiếp “einen Deutschkurs” và chúng ta muốn đặt “einen Deutschkurs” trước toàn bộ cả cụm TeKaMoLo:

  • 1) Ich habe einen Deutschkurs letztes Jahr in der Sprachschule besucht.

Hay đặt “einen Deutschkurs” sau toàn bộ cả cụm TeKaMoLo:

  • 2) Ich habe letztes Jahr in der Sprachschule einen Deutschkurs besucht.

Thậm chí có thể đặt “einen Deutschkurs” vào giữa cụm TeKaMoLo:

  • 3) Ich habe letztes Jahr einen Deutschkurs in der Sprachschule besucht.

Tất cả 3 câu này đều đúng ngữ pháp, sự khác biệt ở đây chỉ là việc nhấn mạnh vào bộ phận nào. Bộ phận quan trọng nhất thường sẽ xuất hiện cuối câu.

  • Ở câu 1, phần thông tin cần chú ý sẽ là “in der Sprachschule”
  • Ở câu 2, phần thông tin cần chú ý sẽ là “einen Deutschkurs”
  • Ở câu 3, phần thông tin cần chú ý sẽ là “einen Deutschkurs in der Sprachschule” hoặc “in der Sprachschule”

Tuy nhiên ví dụ này vẫn chưa nêu bật được quy tắc 4b, chúng ta hãy xem xét một ví dụ rõ ràng hơn sau đây:

  • 1) Ich habe ihr diese Schriftzeichen geduldig erklärt. (Tôi đã giải thích cho cô ấy những ký tự này rất kiên nhẫn)

Tân ngữ gián tiếp ihr đứng trước tân ngữ trực tiếp diese Schriftzeichen. Cả 2 tân ngữ này lại đứng trước cụm TeKaMoLo (ở đây chỉ có trạng từ chỉ cách thức Modal: geduldig). Tất cả đều đúng ngữ pháp. Trong câu này, thông tin cần nhấn mạnh sẽ là geduldig – được đặt ở cuối câu. Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tôi đã giải thích cho cô ấy về cái gì, mà là tôi đã giải thích một cách rất kiên nhẫn chứ không qua loa.

  • 2) Ich habe ihr geduldig diese Schriftzeichen erklärt. (Tôi đã giải thích cho cô ấy rất kiên nhẫn những ký tự này)

Tân ngữ gián tiếp ihr vẫn đứng trước tân ngữ trực tiếp diese Schriftzeichen. Tuy nhiên chen vào giữa lại có cụm TeKaMoLo. Không sao cả, miễn là ihr vẫn đứng trước diese Schriftzeichen. Do đó, câu này cũng đúng ngữ pháp. Tuy nhiên trong câu này, thông tin cần nhấn mạnh sẽ là diese Schriftzeichen – được đặt ở cuối câu. Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải cách tôi đã giải thích cho cô ấy thế nào mà là việc tôi đã giải thích cho cô ấy về những ký tự này, chứ không phải về một bài toán hay một trò chơi nào khác.

Đối với những động từ đi kèm giới từ, thì phần nội dung liên quan đến giới từ sẽ đặt ở cuối câu vì đây là những thông tin quan trọng, không có chúng thì động từ sẽ vô nghĩa.

  • Ich möchte mich vor diesem Winter mit einem Sprachkurs auf meinen Auslandsaufenthalt vorbereiten. (Dịch xuôi: Tôi muốn chuẩn bị cho cuộc sống ở nước ngoài của mình bằng một khóa học tiếng trước mùa đông này)

Thành phần câu: vor diesem Winter (thời gian – Temporal) đứng trước mit einem Sprachkurs (cách thức – Modal). Tân ngữ đi với giới từ auf meinen Auslandsaufenthaltđược đặt cuối cùng vì đây là thông tin quan trọng nhất của động từ kèm giới từ vorbereiten + auf.

Một số ví dụ khác để bạn tự dịch và nghiên cứu

Quy tắc TeKaMoLo kết hợp với tân ngữ gián tiếp (Dativ) và tân ngữ trực tiếp (Akkusativ)

  • Er hat vor 3 Tagen aus Ärger plötzlich seinen Job gekündigt.

Temporal: vor 3 Tagen

Kausal: aus Ärger

Modal: plötzlich

Tân ngữ trực tiếp (Akkusativ): seinen Job

  • Er hat seinen Job vor 3 Tagen aus Ärger plötzlich gekündigt.

Tân ngữ trực tiếp (Akkusativ): seinen Job

Temporal: vor 3 Tagen

Kausal: aus Ärger

Modal: plötzlich

  • Er hat mir am ersten Tag eine Email aus seiner neuen Heimat geschrieben.

Tân ngữ gián tiếp (Dativ): mir

Temporal: am ersten Tag

Tân ngữ trực tiếp (Akkusativ): eine Email

Lokal: aus seiner neuen Heimat

  • Sie hat sich am Anfang nur langsam in Deutschland eingelebt.

Reflexivpronomen: sich (đại từ phản thân sẽ được ưu tiên xuất hiện đầu tiên)

Temporal: am Anfang

Modal: nur langsam

Lokal: in Deutschland

  • Ich habe an meinem ersten Urlaubstag mit dem Bus eine Stadtrundfahrt gemacht.

Temporal: an meinem ersten Urlaubstag

Modal: mit dem Bus

Tân ngữ trực tiếp (Akkusativ): eine Stadtrundfahrt

  • Wir haben unserem Chef eine Karte aus Deutschland geschickt.

Tân ngữ gián tiếp (Dativ): unserem Chef

Tân ngữ trực tiếp (Akkusativ): eine Karte

Lokal: aus Deutschland

 

Nguồn: Dattrandeutsch

 

Nhập học tiếng Đức tháng 6-nhận ưu đãi lên tới 25 triệu đồng

Nhập học tiếng Đức tháng 6-nhận ưu đãi lên tới 25 triệu đồng

Du học nghề  tại Đức bây giờ đã không còn là khái niệm mới mẻ đối với các bạn yêu thích nền giáo dục tại Đức. Miễn phí học phí, lương trợ cấp trong thời gian học nghề cao, cơ hội việc làm và định cư được đảm bảo. Chương trình học kép này đang ngày càng chứng tỏ được sức hút không thể chối từ. Tuy nhiên bài toán chi phí chuẩn bị đi du học vẫn còn là một vấn đề nan giải đối với những bạn mong muốn tham gia chương trình học mang đầy tính trải nghiệm này.

(more…)

Cần mang gì khi sang Đức du học?

Chắc hẳn những bạn chuẩn bị sang Đức du học đều đang hoặc sẽ thắc mắc, cần mang những gì khi sang Đức? Dù chương trình ngắn hay dài hạn, dù bạn có du học cấp 3, đại học, du học nghề,… cũng sẽ rất cần những thông tin này. Bạn sẽ không muốn gặp phải tình trang: cái cần thì không có, cái có thì “ít cần”.

Do vậy bài viết dưới đây hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Bạn viết dựa trên kinh nghiệm thực tế của một bạn du học sinh Đức.

1. Đồ dùng học tập (nên để ở vali xách tay)

Hình ảnh có liên quan

Giấy tờ quan trọng (bản dịch, công chứng và bản gốc của tất cả các loại): 5 bộ hồ sơ đầy đủ (chưa tính hồ sơ nộp cho các trường cùng kì).

Đồ dùng học tập mang sang Đức cần được ưu tiên chuẩn bị đầu tiên. Vì bạn sẽ không muốn ngày đầu đi học chưa có sách vở vì chưa mua kịp đúng không nào?

Bút bi: 5 chiếc

Ngòi: 20 chiếc ( bút bi bên này ngòi khá to)

Bút chì: 3 chiếc

Ngòi chì: 10 hộp (bên này đắt)

Bút nhớ: mỗi màu một chiếc

Giấy nhớ: tùy ý

Compa, ghim, tẩy, thước kẻ,…. (compa và ghim nên để ở hành lý ký gửi, lúc mình mang sang để đồ xách tay không bị sao nhưng vẫn nên cẩn thận)

2. Đồ điện tử

Hình ảnh có liên quan

(tất cả đồ điện tử mua ở bên này đều rất đắt nên cố gắng mua ở VN)

Nồi cơm điện: 1 chiếc (bên này có bán ở các thành phố lớn)

Ổ cắm chuyển đổi: 2 chiếc (bên đây dùng ổ cắm 3 đầu)

Máy sấy tóc: 1 chiếc

Sạc dự phòng, tai nghe: 1 chiếc

USB (cần khi đi in): 1 chiếc

3. Đồ dùng cá nhân

Kết quả hình ảnh cho đồ dùng cá nhân

Bàn chải đánh răng: 1 (cho lúc mới đến)

Dưỡng ẩm môi: 1 (trên máy bay và khi mới sang, khô là bôi tránh chảy máu)

Nhỏ mắt, nhỏ mũi: mua nhiều nhiều ở VN vì sang đây rất khô. Cho mắt nên mua loại của V.Rohto. Còn mũi thì Natri clorid 0,9%( mình mang nguyên lố sang và không bị gì)

Đồ trang điểm: nên qua đây mua, đa dạng chủng loại, giá hạt dẻ, không sợ hàng giả

Dầu gió: 2 lọ (đi ra ngoài gặp lạnh về có thể xoa vào vành tai, thái dương)

Thuốc: mỗi loại một ít những thứ khi ở nhà hay dùng (cảm, sốt, ho, đau bụng,…)

Ô nhỏ: 1 chiếc

Các bạn cận thì cắt thêm 1 cái trước khi đi. Dùng kính áp tròng khá mất công và nguy hiểm vì không khí rất khô, phải cấp ẩm liên tục.

4. Đồ mặc

Kết quả hình ảnh cho clothes

(Danh mục tốn nhiều diện tích trong va li nhất và cũng khiến dân tình đau đầu nhất khi pack đồ đi du học)

4.1. Phụ kiện

Mũ: 2 cái. Nên có lớp nỉ bên trong.

Khăn quàng:2 cái. To một chút khi cần có thể choàng làm chăn( không nên mua khăn len vì rất dễ bị lùa gió và chảy)

Mũ và khăn nên mua màu dễ kết hợp vì bên này khá coi trong việc phối màu đồ. Có thể mua nhiều hơn nếu các bạn thích mũ và khăn. Giá bên đây khá đắt trung bình 10-20eu/chiếc. Mới sang mà xa rời khăn với mũ dễ ốm cực.

Khăn mặt: 2 chiếc

Khăn tắm: 2 chiếc

Găng tay: 2 chiếc. Một loại da cho thời tiết lạnh + tuyết/mưa. Một chiếc len bình thường.

Tất: 10 đôi, loại có lông bên trong. Và 5 đôi loại mỏng khi trời quá lạnh mà giày không đủ ấm thi đi 2 đôi : ))

Đồ lót: mua cả lô (yên tâm không sợ thừa, qua đây sẽ biết lý do ^^)

4.2. Áo

Áo khoác: 1 chiếc. . Qua đây nên mua áo khoác 2 lớp của các hãng outdoor (jack wolfskin, the north face,…) tránh mưa gió tuyết cực tốt, dao động 1-200eu. Mùa hè còn có thể bỏ lớp giữ nhiệt bên trong làm áo mưa. Đắt nhưng bền, có thể đi cùng mình qua nhiều mùa đông : ) Chứ mua mấy áo to sụ dưới 100eu là dễ bỏ sau 1-2 lần giặt do bị xô bông lắm ạ.

Áo mặc lót (áo hai dây, ba lỗ): 3 chiếc

Áo len, nỉ: 2-3 chiếc ( nên mua bó với cơ thể để giữ nhiệt, không có mũ, không cao cổ).  Qua đây nếu muốn mua thêm áo giữ nhiệt cũng nên mua hàng của outdoor hoặc lựa chọn rẻ hơn là của uniqlo (15-25eu). Với những bạn gái nhỏ hơn 50 kg thì tiết kiệm được kha khá vì mặc vừa đồ của trẻ em : ))

Bộ ngủ: 5 bộ. Cộc dài đủ cả nhưng cần thoải mái. Với bạn lúc mới sang ở nhà người quen là Wohnung/Haus vì nhà rộng nên sưởi không hết đến hết cần bộ dài. Những bạn đi ở riêng luôn vì phòng nhỏ, sưởi ấm nên mặc đồ dài dễ gây khó ngủ.

4.3. Quần, Váy

  • Quần bò: 3-5 chiếc. Bên này thanh niên thích mặc quần bò (đắt và luôn bị dài so với người Việt)
  • Quần vài: 2 chiếc. Đắt và thường không có size cho người Viet (tùy sở thích cá nhân)
  • Quần giữ ấm: 2 chiếc quần tất để mặc bên trong và 1 chiếc quần lót lông, bên ngoài là da trong trường hợp lạnh +tuyết/mưa. Tuyết rơi vào chân gặp hơi ấm, tan ra sẽ không bị thấm vào trong ^^ ( VN có bán ở các chợ trên toàn quốc)
  • Váy: tùy sở thích (không nên mang nhiều). Vì mùa đông lạnh, mới sang chắc mặc không nổi. Mùa hè đến H&M, Zara cập nhật xu hướng và giá cũng khá hạt dẻ.

4.4. Giày, dép

Kết quả hình ảnh cho shoes collection

Thể thao: 1 đôi (xịn xịn tí tránh đau chân vì qua đây đi bộ cực nhiều)

Dép ở nhà: 1 đôi

Giày ấm: 1 đôi (nếu đã có đồ tốt thì mang sang không thì qua đây mua sẽ ấm và phù hợp với thời tiết hơn). Mua giày ở Đức: có điều kiện mua UGG (không chống mưa nhưng cực ấm) hoặc đồ oulet cũng là lựa chọn tốt (nhớ để ý lông bên trong và đế trước khi mua).

*Lưu ý: Hãy mang vừa đủ với bản thân, không nên để tâm lý sợ thiếu lấn át! Các loại quần áo hạ giá 2-5eu bán tất cả các mùa ở H&M. Các bạn có thể mua về mặc ở nhà. Bên này cũng có nhiều cửa hàng 1eu, bán các đồ gia dụng giá rẻ,….

Áo khoác và giày cần ấm và chất lượng nên mọi người cố gắng canh đợt giảm giá mà mua, hoặc có điều kiện đến các khu outlet( đồ hiệu bị lỗi nên giảm giá): chất lượng khỏi chê, giảm giá cũng nhiều.

5. Đồ ăn

Kết quả hình ảnh cho vietnam snacks

Mang cả VN sang nhé :)) Mình đùa thôi chứ chợ Châu Á gần như đủ cả nhưng nó lại quá xa xỉ với sinh viên. Bạn nào ở VN thích ăn hải sản thì xin chia buồn.

Đồ khô: cá, tôm, mắm tép (hút chân không và gói ghém làm sao để không bị mùi), rong biển khô (dùng nấu canh/ăn cơm) nhanh và tiện, bên này có nhưng đắt.

Đồ ăn vặt: ô mai, hoa quả sấy, bột phô mai,….(có thể làm quà)

Vị trà hoặc Caffee ở VN cực thích (Đi ra ngoài lạnh về nên uống trà nóng sẽ tránh cảm)

Khi các thứ từ 1-4 đã ổn định trong vali và còn thừa cân thì các bạn nhớ nhét cả thế giới đồ ăn mình muốn vào nhé ^^

6. Cuối cùng nhưng … không thể thiếu…

Đó là Tiền. Với sinh viên cần 1-2000eu tiền mặt. Tiêu trong lúc đợi được anmelden và mở được tài khoản.

Các lưu ý cho việc đóng hành lý:

  1. Thông thường theo quy định của đa số các hãng hàng không là hành lý xách tay (thường 10kg) không được có chất lỏng. Hành lý kí gửi được nhưng không quá 1 lít và phải chia nhỏ không quá 100ml/lọ. Đồ kim loại có thể để trong hành lý kí gửi.
  2. Ngoài vali xách tay mang cân theo quy định thì Balo đeo và laptop sẽ không bị tính cân. Để bao nhiêu vào balo cũng được nhưng không nên quá to và cồng kềnh
  3. Đồ quan trọng( tiền, giấy tờ) và đồ nhỏ, nặng nên để balo và hành lý xách tay.

Bài viết mang tính chia sẻ ở góc nhìn và trải nghiệm cá nhân. Các bạn có thể dựa vào checklist của mình để thay đổi cho phù hợp với bản thân nhất! Mong phần nào giúp được các bạn khi sang du học Đức (ít nhất sẽ không bị thiếu và quá bỡ ngỡ lúc mới sang)

Tác giả bài viết: Lê Thị Thu Giang

0983763526
TƯ VẤN