Showing 77 Result(s)

Top 20 câu hỏi phỏng vấn visa Đức thường gặp

Chuẩn bị thật kỹ trước buổi phỏng vấn visa sẽ giúp bạn tăng cơ hội chạm chân đến nước Đức gần hơn. Không ai có thể chắc chắn bạn sẽ được hỏi câu nào, nhưng với top 20 câu hỏi phỏng vấn visa Đức phổ biến giúp bạn tự tin hơn khi đặt lịch hẹn tại Đại sứ quán.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn visa Đức thường gặp xoay quanh các vấn đề sau:

  • Quyết định về chương trình học ở Đức
  • Kiến thức về nước Đức
  • Thông tin về chương trình du học tại Đức
  • Trình độ học vấn hiện tại
  • Tình hình tài chính hiện tại và tương lai của bạn
  • Thông tin chung về lĩnh vực nghiên cứu
  • Chỗ ở tại Đức
  • Mối quan hệ với những người sống ở Đức
  • Kế hoạch trong tương lai

Hướng dẫn cách trả lời top 20 câu hỏi phỏng vấn visa Đức thường gặp

Câu 1: Tại sao bạn muốn du học ở Đức?

Hướng dẫn trả lời: Quyết định du học Đức không làm ai ngạc nhiên vì ai cũng biết rằng Đức là quốc gia đứng thứ 3 thế giới thu hút sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó, Đức rất nổi tiếng về các chương trình định hướng học tập và thực hành chất lượng cao nhưng lại có mức học phí cực kỳ thấp hoặc miễn 100% học phí. Các lý do khác khiến bạn lựa chọn du học tại Đức còn ở mức độ tự do, an ninh quốc gia, văn hóa phong phú, giàu lịch sử.

Câu 2: Tại sao bạn chọn thành phố này?

Hướng dẫn trả lời: Bạn có thể trả lời bằng cách nói rằng bạn không chọn thành phố, nhưng bạn chọn trường học tọa lạc tại thành phố này. Bạn có thể liệt kê một số địa điểm nổi tiếng của thành phố mà bạn muốn ngắm cảnh và khám phá.

Câu 3: Tại sao bạn chọn chương trình học này? Nó có liên quan đến ngành học trước đây của bạn không?

Hướng dẫn trả lời: Nếu chương trình học liên quan đến ngành học trước đây của mình, bạn nên chỉ ra rằng đó là lý do chính để lựa chọn nó. Trong khi đó, cũng có thể nên ra một số yếu tố khác để quyết định như chất lượng của chương trình học, định hướng thực hành.

Nếu chương trình học không liên quan đến ngành học trước đây của mình, bạn nên giải thích cách bạn quan tâm đến ngành học mới này, bạn đã tìm hiểu và tự nghiên cứu trên internet để tìm hiểu khóa học đáp ứng được mong muốn của bản thân.

Mẹo nhỏ: Trước khi phỏng vấn, bạn nên truy cập trang web của trường học bạn đã đăng ký để tìm hiểu một số thông tin về trường, khóa học bạn lựa chọn.

Câu 4: Tại sao bạn chọn trường đại học này và làm thế nào bạn tìm thấy thông tin của trường?

Hướng dẫn trả lời: Giải thích cách bạn có được thông tin về trường bạn sắp theo học và cho biết điều gì khiến bạn chọn trường này. Bạn có thể trả lời rằng, trường bạn chọn có các chương trình học hấp dẫn, chi phí học tập không tốn kém, sự nổi bật về những giảng viên của trường.

Câu 5: Chương trình bạn lựa chọn cũng có ở bất kỳ trường đại học hoặc cao đẳng ở nước bạn, tại sao bạn lựa chọn đến Đức du học?

Hướng dẫn trả lời: Bạn nên trả lời câu này một cách khéo léo bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt về chất lượng học tập và cấu trúc khóa học giữa Đức và nước mình. Bạn cũng có thể nói rằng, học tập tại Đức sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai khi các chương trình học ở đây đều được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Câu 6: Những trường đại học khác mà bạn đã nộp đơn đăng ký?

Hướng dẫn trả lời: Trong trường hợp bạn đã nộp hồ sơ vào nhiều trường đại học khác ở Đức bạn nên cho họ biết. Và cho họ biết bạn rất hài lòng và đã nhận được thư mời nhập học tại trường đại học hiện tại, bạn rất hào hứng để bắt đầu học tại đây.

Câu 7: Động lực nào thức đẩy bạn du học ở Đức?

Hướng dẫn trả lời: Gia đình, bạn bè là những người đã hỗ trợ, hướng dẫn bạn trong suốt quá trình tìm hiểu về quốc gia, ngành học tại Đức.

Câu 8: Tại sao bạn lại muốn học ở Đức mà không phải ở các quốc gia khác như Mỹ hay Úc, Canada?

Hướng dẫn trả lời: Đức là quốc gia có chất lượng cao về giáo dục, chương trình học tập theo định hướng thực tế, chi phí thấp hoặc miễn học phí. Du học ở Đức mức sinh hoạt phí phù hợp với kinh tế của bạn hơn so với các quốc gia khác.

Câu 9: Bạn có thể cung cấp một số thông tin về trường học mà bạn đã đăng ký?

Hướng dẫn trả lời: Tóm tắt hoạt động của trường với các thông tin ai là người sáng lập, năm nào thành lập, các ngành học, số lượng sinh viên đăng ký/năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp/năm, chương trình thực tập, chương trình nghiên cứu,….

Câu 10: Kể tên những địa điểm du lịch ở Đức và tại sao nó lại nổi tiếng?

Hướng dẫn trả lời: Đề cập đến một số bảo tàng, cung điện, công viên quốc gia, lâu đài, tường Berlin,… nói ngắn gọn về tính khác biệt và sự hấp dẫn của các địa điểm này.

Câu 11: Đức có đường biên giáp với các quốc gia nào?

Hướng dẫn trả lời: Đức có 9 quốc gia láng giềng gồm Áo, Bỉ, cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan và Thụy Sĩ.

Câu 12: Những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất ở Đức?

Hướng dẫn trả lời: Nước Đức có 5 thành phố có mức sống đắt đỏ nhất là Munich, Hamburg, Frankfurt am Main, Düsseldorf và Bon.

Câu 13: Thời gian khóa học của bạn bao lâu?

Hướng dẫn trả lời: Cho biết chương trình học của bạn kéo dài bao lâu và nếu biết thông tin chính xác có thể cung cấp thêm ngày nhập học và ngày kết thúc. Nếu được hỏi hãy nói rõ chương trình, khóa học của bạn có bao nhiêu kỳ học.

Câu 14: Nội dung khóa học, chương trình học của bạn là gì?

Hướng dẫn trả lời: Giới thiệu tên và nội dung chương trình bạn sẽ học, mục tiêu chính của nó là gì, đề cập đến các môn học, mô đun chính của khóa học. Giải thích ngắn gọn về số kỳ học, tín chỉ mỗi kỳ, số giờ học mỗi kỳ, phương pháp học và hoạt động,…

Câu 15:  Chương trình học này sẽ mang lại cho bạn những lợi ích gì?

Hướng dẫn trả lời: Đề cập đến cách bạn chọn ngành nghề, chọn trường, chỉ ra về sự thiếu hụt lao động chuyên môn ở quốc gia của bạn,…

Câu 16: Tổng chi phí học tập mỗi năm bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời: Cho họ biết chi phí học tập ước tính cho toàn bộ chương trình học trong tất cả các năm học. Không bao gồm chi phí sinh hoạt, vì đây là câu hỏi về chi phí học tập.

Câu 17: Bạn đã làm gì kể từ khi tốt nghiệp chương trình học gần đây nhất cho tới thời điểm hiện tại?

Hướng dẫn trả lời: Giải thích về các hoạt động trước đó của bạn có thể đã đi làm, tham gia các hoạt động từ thiện, nghiên cứu, chuẩn bị cho việc học ở Đức, học tiếng Anh hoặc tiếng Đức hoặc ngoại ngữ khác, chăm sóc người thân,…

Câu 18: Tình hình tài chính hiện tại và tương lai của bạn?

Hướng dẫn trả lời: Bạn có thể trả lời người đang hỗ trợ bạn về kinh tế như cha mẹ, bạn được cấp học bổng, bạn có tài chính cá nhân,…

Câu 19: Bạn có tài khoản phong tỏa ở Đức không?

Hướng dẫn trả lời: Đưa ra con số trong tài khoản ngân hàng mà bạn đã chuẩn bị để học tập và sinh sống ở Đức, điều đó chứng bị bạn đủ điều kiện trang trải chi phí học tập và sinh hoạt ở Đức.

Câu 20: Ai là người đang tài trợ cho bạn đi học? Thu nhập bao nhiêu trong một năm?

Hướng dẫn trả lời: Nếu bạn có người hỗ trợ về tài chính hãy nói mối quan hệ của bạn với họ có thể là bố mẹ, chị gái, anh trai,…. Họ đang làm công việc gì và mức lương hàng năm của họ.

Trên đây là top 20 câu hỏi phỏng vấn visa Đức thường gặp, trong quá trình phỏng vấn bạn cần trả lời trung thực, cung cấp thông tin chính xác. Tất cả những thông tin bạn cung cập phải khớp với giấy tờ, hồ sơ của mình đã nộp.

Chúc các bạn đỗ visa Đức!

>>> Có thể bạn quan tâm: Thành công 100% với kinh nghiệm gia hạn visa Đức

Du học Đức – Nên học nghề hay học đại học?

Học trong môi trường chuẩn châu Âu, nhận bằng quốc tế và làm việc tại nước ngoài là mơ ước của rất nhiều du học sinh Việt Nam. Thế nhưng nên học nghề hay học đại học khi du học Đức là câu hỏi rất nhiều bạn băn khoăn. Hãy cùng Khoa Quốc tế VCI tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng chương trình để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé.

Học đại học ở Đức

Việc học đại học ở Đức vô cùng khó

Đã là du học sinh, dù bạn có học tại các nước ở châu Á hay châu Âu, châu Mỹ đều gặp rất nhiều khó khăn vì những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa. Đây là chuyện hết sức bình thường, bởi vậy trong bài viết này chỉ đề cập đến khó khăn quan trọng nhất, đó là khả năng học tập.

Các chương trình học đại học của Đức rất khác với Việt Nam, đòi hỏi một sinh viên phải thay đổi cách học đã quen thuộc từ ngày xưa. Thay vì đợi các thầy cô hướng dẫn và giao bài tập, hãy tự tìm kiếm thông tin, tài liệu trên mạng, trong thư viện, học nhóm với bạn cùng lớp. Khả năng tự học vô cùng quan trọng, nếu sức học của bạn không tốt bạn sẽ khó tốt nghiệp được đại học hoặc ra trường với tấm bằng chỉ loại trung bình, khá.

Cơ hội việc làm tốt và lương cao

Theo thống kê, số lượng sinh viên Việt Nam học đại học ở Đức chỉ có khoảng 50% đủ khả năng tốt nghiệp đúng hạn nhưng rất ít người có bằng loại giỏi.

Khi tốt nghiệp đại học bạn phải tự nộp đơn xin việc và cạnh tranh trực tiếp với người Đức, những du học sinh các nước. Nếu bạn tốt nghiệp loại trung bình khá rất khó xin việc và nhận được mức lương như mong muốn.

Bạn có cơ hội học tiếp lên Thạc sĩ hoặc tiến sĩ và nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

Du học nghề ở Đức

Thời gian học kéo dài từ 3 năm tùy vào chương trình học

Tất cả các chương trình học nghề bên Đức đều kéo dài ít nhất 3 năm tùy thuộc vào ngành học cũng như chương trình mà bạn lựa chọn. Trong suốt quá trình học, bạn cũng sẽ đi học và trải qua các kỳ thi như một sinh viên bình thường.

Chương trình đào tạo du học nghề

Khác với học đại học, du học nghề có ở Đức có chương trình đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành nên đang được rất nhiều du học sinh lựa chọn.

2 ngày trong tuần: sinh viên học lý thuyết trong trường dạy nghề

3 ngày trong tuần: sinh viên đến thực hành tại công ty, tập đoàn, nhà hàng,… liên kết với các trường đào tạo nghề.

Du học nghề ngành nào hot nhất tại Đức năm 2021?

Du học nghề ở Đức đa dạng nhiều ngành nghề như điều dưỡng, nhà hàng khách sạn, đầu bếp, cơ điện tử, công nghệ thông tin,… học viên lựa chọn nghề theo sở thích và điểm mạnh của mình để tạo được hứng thú trong suốt quá trình học.

Hiện nay hầu hết du học sinh Việt Nam đều lựa chọn ngành điều dưỡng, bởi đây là một trong những ngành đang thiếu nguồn lao động trầm trọng ở Đức. Bên cạnh đó, học viên được cam kết có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Chi phí du học nghề và học đại học

Nền giáo dục của Đức có chính sách hỗ trợ 100% học phí cho học viên dù bạn không phải là công dân Đức. Tuy nhiên với chương trình học đại học, có một số trường tư nhân vẫn thu học phí của sinh viên, trước khi chọn trường bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị tốt về mặt kinh tế.

Còn đối với chương trình du học nghề, 100% học viên được miễn học phí và có trả lương thực hành ngay trong quá trình học lên tới 1.140 Euro/tháng (tùy ngành học), giúp bạn sống thoải mái không cần sự hỗ trợ từ gia đình.

Qua những phân tích ở trên, chúng tôi hi vọng bạn đã có những cái nhìn rõ hơn giúp bạn định hướng đúng nên học nghề hay học đại học ở Đức.

>>> Du học nghề Đức 2021 nên bắt đầu từ đâu?

5 thành phố có mức chi phí sinh hoạt thấp nhất ở Đức

Chi phí sinh hoạt ở Đức được các du học sinh đánh giá khá phải chăng so với khác quốc gia khác cùng khu vực châu Âu. Nhưng với một sinh viên, mỗi xu đều là cả vấn đề và cố gắng tiết kiệm càng nhiều càng tốt.

Nếu bạn là một sinh viên mong muốn học tập tại Đức và muốn tìm kiếm một thành phố có mức chi phí sinh hoạt thấp nhưng vẫn tiện nghi chắc chắn không thể bỏ qua 5 thành phố có mức sống rẻ nhất dưới đây.

Tiêu chí so sánh giúp bạn dễ lựa chọn và cũng được đề cập trong bài viết này bao gồm: giá thuê nhà, thực phẩm, tiện ích và một số mặt hàng, dịch vụ.

Thành phố Bielefeld

Thành phố Bielefeld nằm ở khu vực phía đông bắc của bang North Rhine – Wesstphalia và có dân số khoảng 350.000 người.

Đối với một sinh viên, tiền thuê nhà là mối quan tâm hàng đầu, nhưng khi đến thành phố Bielefeld đây không còn là vấn đề lớn. Ở ngay trong trung tâm thành phố bạn có thể dễ dàng tìm thấy một căn phòng tiện nghi với chi phí dao động từ 400 – 460 Euro/tháng. Thông thường với những khu vực ngoại ô, bạn chỉ cần chi trả từ 200 Euro/tháng. Bên cạnh đó, một bữa ăn cho một người tại nhà hàng cũng khá phải chăng từ 10 Euro/bữa.

Nếu bạn là một người yêu thích nấu nướng, muốn đi siêu thị chuẩn bị bữa sáng và bữa tối cho bản thân, mức chi phí sinh hoạt ở Bielefeld chỉ tiêu tốn của bạn từ 600 – 800 Euro/tháng.

Thành phố Frankfurt

Với vị trí địa lý nằm bên bờ sông Oder, Đông Đức và gần biên giới Ba Lan, Frankfurt có dân số khoảng 60.000 người sinh sống.

Giá tiền thuê một căn hộ với một phòng ngủ ngay trong trung tâm thành phố sẽ là 460 Euro/tháng còn vùng ngoại ô chỉ khoảng 300 Euro/tháng. Ngoài ra, nếu bạn có người ở ghép hãy tìm một căn hộ với 3 phòng ngủ ở trung tâm chỉ với mức giá 1.250 Euro/tháng. Ở ghép là giải pháp giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn và được nhiều du học sinh lựa chọn.

Frankfurt cũng là thành phố nổi tiếng với nhiều nhà hàng giá rẻ, trung bình một bữa ăn của một người chỉ cần chi trả khoảng 8 Euro.

Thành phố Halle

Nằm ở trung tâm của nước Đức, Halle là nơi sinh sống của khoảng 240.000 người. Bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên khi chi phí sinh hoạt ở đây lại phải chăng đến như vậy.

Trong thành phố Halle, bạn có thể thuê một căn hộ một phòng ngủ ở trung tâm với giá trung bình 350 Euro mỗi tháng. Và giá thuê một căn hộ ở khu vực ngoại thành chỉ tiêu tốn của bạn khoảng 200 Euro/tháng.

Ở bất kỳ vị trí nào của thành phố, bạn cũng dễ dàng tìm thấy một nhà hàng với các món ăn ngon và chi phí rất hợp lý, trung bình 10 Euro.

Thành phố Krefeld

Krefeld là một thành phố ở bang North Rhine-Westphalia gần thành phố Düssre, số người sinh sống ở đây khoảng 230.000 người.

Nếu bạn thuê phòng ở trung tâm thành phố, số tiền phải phải trả trung bình 450 Euro/tháng, nhưng nếu bạn muốn một không gian sinh hoạt rộng lớn hơn, ở chung cùng những người bạn của mình hãy tìm một căn hộ ba phòng ngủ với chi phí chỉ đến 1.100 Euro/tháng.

Cũng giống như 3 thành phố ở trên, ngoài chi phí thuê nhà, chi phí ăn uống cho một bữa ăn tại nhà hàng ở Krefeld dao động khoảng 10 Euro.

Thành phố Passau

Passau là một thành phố nằm ở miền nam nước Đức gần biên giới nước Áo, dân số tại đây chỉ khoảng 50.000 người.

Bạn có thể dễ dàng tìm được một căn hộ một phòng ngủ trong trung tâm thành phố với mức giá khoảng 600 Euro mỗi tháng, trong khi vùng ngoại ô chỉ khoảng 340 Euro. Ngoài ra, giá thuê căn hộ ba phòng ngủ ở trung tâm cũng chỉ dao động tới 1.050 Euro/tháng còn ở vùng ngoại ô là 700 Euro.

Chi phí sinh hoạt ở Đức tại thành phố Passau cũng rất thấp, hàng tháng bạn chỉ cần chi trả thêm khoảng 250 – 350 Euro đã giúp bạn tận hưởng cuộc sống sinh viên khá thoải mái.

Ngoài yếu tố đặt chi phí sinh hoạt lên hàng đầu để lựa chọn thành phố sinh sống và học tập trong suốt thời gian du học ở Đức, bạn cũng cần xét đến yếu tố vị trí địa lý: giao thông thuận tiện di chuyển và không quá xa ngôi trường bạn đang học.

>>> Đọc thêm: Tài trợ 100% học phí khi đăng ký du học nghề điều dưỡng tại Đức

Bảo hiểm y tế: Hướng dẫn cho du học sinh đang học tập và làm việc tại Đức

Chính phủ Đức quy định tất cả mọi người ở Đức phải có bảo hiểm, bao gồm cả sinh viên nước ngoài đang học tập và làm việc tại Đức. Tìm chương trình bảo hiểm y tế phù hợp là điều quan trọng nếu bạn dự định đến Đức.

Các chương trình bảo hiểm y tế phổ biến ở Đức:

  • Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên nước ngoài
  • Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên khóa học ngôn ngữ
  • Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên khóa dự bị
  • Bảo hiểm sức khỏe theo học chương trình trao đổi sinh viên
  • Bảo hiểm sức khỏe cho các nhà khoa học đang nghiên cứu tại Đức
  • Bảo hiểm y tế cho người tị nạn

Bảo hiểm y tế cho sinh viên nước ngoài tại Đức

Sinh viên nước ngoài ở Đức đều bắt buộc phải có bảo hiểm trong suốt quá trình học theo luật của Đức. Du học sinh cần bằng chứng về bảo hiểm y tế đã được đăng ký tại trường bạn đang theo học để được cấp thị thực (sinh viên có thể đăng ký bảo hiểm bắt buộc hoặc bảo hiểm y tế tư nhân).

Khi có bảo hiểm y tế, bạn thật sự an tâm theo học, nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe bạn có thể đến các bệnh viên thăm khám mà không cần phải trả bất kỳ một chi phí nào khác.

Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên khóa học ngôn ngữ ở Đức

Bạn đang có kế hoạch học tiếng Đức ở Đức? Luật pháp Đức yêu cầu bạn bắt buộc phải có bảo hiểm y tế.

Nhiều sinh viên chọn Đức là quốc gia để học tiếng Đức vì đó là quốc gia gốc của ngôn ngữ, bạn có thể trò chuyện với người bản địa, thưởng thức văn hóa và hơn thế nữa.

Một số trường ngôn ngữ có uy tín sẽ cung cấp các khóa học và chương trình học ngôn ngữ theo mong muốn của du học sinh. Bạn có thể lưu trúc vài tuần hoặc vài tháng ở Đức và bạn bắt buộc phải có bảo hiểm.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể chọn gói bảo hiểm y tế phù hợp với mình và thời gian theo học tại Đức. Với các chương trình học ngôn ngữ ngắn hạn bạn nên lựa chọn các gói bảo hiểm y tế tư nhân và có thể tham khảo trực tiếp và mua trực tuyến trên các trang web.

Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên học dự bị

Nhiều trường đại học Đức yêu cầu du học sinh phải đăng ký một khóa học dự bị và vượt qua bài kiểm tra cuối cùng trước khi bạn có thể bắt đầu tham gia vào các chương trình học chính thức trên giảng đường.

Thông thường các văn phòng tuyển sinh, hướng dẫn làm hồ sơ học dự bị đại học sẽ giúp bạn đăng ký một gói bảo hiểm y tế phù hợp bên cạnh những giấy tờ bắt buộc theo yêu cầu của từng trường.

Với tư cách là một sinh viên dự bị bạn không thể tham gia chương trình bảo hiểm công mà bắt buộc mua các gói bảo hiểm tư nhân.

Bảo hiểm sức khỏe trao đổi sinh viên

Nếu bạn sẽ đi du học ở Đức trong một kỳ hoặc một năm với tư cách là một sinh viên theo chương trình trao đổi giữa các trường, bạn cũng cần phải mua bảo hiểm y tế.

Ở Đức bạn có hai lựa chọn: Một là mua bảo hiểm công, hai là bảo hiểm tư nhân theo mong muốn của từng cá nhân. Phần lớn các sinh viên trao đổi ở Đức đều chọn gói bảo hiểm tư nhân.

Bảo hiểm sức khỏe cho chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học

Đức là một trong những quốc gia đón nhiều lượng công nhân và nhà nghiên cứu khoa học lên tới hàng ngàn người mỗi năm. Thời gian lưu trú sẽ phụ thuộc vào công việc bạn làm, nhưng bạn cũng bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khỏe.

Bảo hiểm y tế cho người tị nạn ở Đức

Theo thống kê chính thức trong năm 2016, có hơn 700.000 người tị nạn đã đăng ký tại Văn phòng Liên bang về Di cư và người tị nạn.

Những người tị nạn này chủ yếu đến từ các quốc gia có nền chính trị bất ổn như Syria, Iraq và Afghanistan. Hầu hết họ đều là những người bị thương, có tình trạng sức khỏe không tốt nên rất cần bảo hiểm y tế.

Như đã đề cập đến ở trên, bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với tất cả mọi người đang cư trú tại Đức dù bạn là những người xin tị nạn.

Bảo hiểm y tế cho người tị nạn được hưởng những lợi ích gì?

  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Điều trị y tế cho các bệnh cấp tính
  • Điều trị y tế cho phụ nữ mang thai
  • Hỗ trợ y tế cho những phụ nữ vừa mới sinh con

Lựa chọn các gói bảo hiểm công hay tư nhân phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của bạn. Dù bạn đang tìm hiểu chương trình học gì tại Đức bảo hiểm y tế là bắt buộc.

>>> Đọc thêm: Thủ tục xin visa định cư tại Đức theo diện đoàn tụ gia đình

Việc bạn cần làm trước khi học tiếng Đức

Để trả lời câu hỏi “Làm thế nào để học tiếng Đức hiệu quả” trước tiên bạn cần xác định được mục đích học tiếng Đức của bản thân. Mỗi mục đích khác nhau, bạn sẽ cần trình độ tiếng Đức khác nhau.

Mục đích học tiếng Đức của bạn là:

  • Học chỉ để làm quen với một ngoại ngữ mới?
  • Học để phục vụ cho công việc hàng ngày?
  • Học để đi du học nghề?
  • Học để đến Đức đoàn tụ gia đình?

Có thể bạn chưa biết, theo khung chuẩn của châu Âu, học tiếng Đức được chia thành các trình độ: A1 = A2 – B1 – B2 – C1 – C2. Mời bạn đọc theo dõi khả năng sử dụng tiếng Đức ở tình trình độ để xác định đúng mục đích học tiếng Đức rút ngắn thời gian học, tiết kiệm tiền bạc.

Có khả năng sử dụng tiếng Đức ở mức sơ cấp

Trình độ A1

Nếu chỉ học đạt trình độ A1, người học chỉ có thể hiểu và sử dụng được những câu thông dụng hằng ngày và giao tiếp ở mức cơ bản nhất như: nơi ở, giới thiệu bản thân, hỏi thăm xã giao với bạn bè.

Học tiếng Đức ở trình độ A1, người học có thể: Tìm công việc như đăng ký đi làm người trông trẻ ở Đức; xin thị thực đoàn tụ gia đình.

Trình độ A2

Người học có thể giao tiếp được những câu đơn giản về thông tin gia đình, công việc, mua bán, học hành.

Với trình độ A2, bạn hoàn toàn có thể tự tin: Sử dụng được tiếng Đức để chứng minh mình đã đạt được trình độ tiếng Đức căn bản; chứng minh kết quả học tập của mình.

Chủ động sử dụng tiếng Đức

Trình độ B1

Không phải ngẫu nhiên các trường đại học, đào tạo nghề tại Đức đều có điều kiện du học sinh bắt buộc phải có chứng chỉ thấp nhất là B1 để có cơ hội xin học bổng. Bởi vì khi đạt đến trình độ B1, người học có thể tự tin sử dụng tiếng Đức ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống từ công việc, học tập, giải trí, du lịch,… Học viên có thể bày tỏ rõ ràng về kế hoạch, dự định, nghe hiểu bài giảng trên lớp với người bản xứ.

Khi đạt trình độ B1, bạn hoàn toàn có thể: Xin học bổng, tự làm hồ sơ học nghề, học dự bị đại học ở Đức; xin nhập quốc tịch Đức, xin định cư hoặc cư trú vô thời hạn ở Đức.

Trình độ B2

Xin chúc mừng các bạn có chứng chỉ trình độ B2 tiếng Đức. Các bạn đã có thể hiểu được chính xác nội dung một văn bản hành chính; trao đổi về chương trình chuyên ngành đang theo học; tự tin diễn đạt các ý tưởng về một chủ đề cụ thể; tranh luận, đánh giá, đưa ra giải pháp cùng người bản xứ.

Với trình độ tiếng Đức B2: Bạn tự tin xin học tại các trường ở Đức; tự tin tham gia đăng tuyển tìm việc làm; có cơ hội cạnh tranh, thăng tiến trong nghề nghiệp với người bản xứ.

Có khả năng sử dụng tiếng Đức một cách sáng tạo

Trình độ C1

Để đạt được trình độ C1 bạn phải thật quyết tâm và đầu tư một cách nghiêm túc về thời gian và công sức, nhưng bù lại bạn sẽ nhận được rất nhiều điều. Bạn có thể nghe, nói, đọc, viết trôi chảy mà không cần phải suy nghĩ lựa chọn từ ngữ.

Trình độ C2

Bạn có thể diễn đạt chính xác, làm rõ được những ý nghĩa phức tạp trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Với trình độ C2: Bạn có thể học nghiên cứu ở Đức; giảng dạy ở một trường học ở Đức.

Bước đầu tiên để học tiếng Đức, bạn hãy xác định mục đích của mình để đặt mục tiêu phù hợp.

>>> Hướng dẫn từ A – Z cách học từ vựng tiếng Đức không bao giờ quên

5 Loại giấy tờ tùy thân chính thức thay đổi trong năm 2020

5 Loại giấy tờ tùy thân chính thức thay đổi trong năm 2020

Bằng lái xe, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm xã hội và đăng ký xe là 5 loại giấy tờ tùy thân sẽ thay đổi từ năm 2020. Tất cả đều được mã hóa, gắn chip điện tử.

Chuyển chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước

Từ ngày 1/1/2020, công dân trong cả nước sẽ được cấp thẻ căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân (chứng minh thư).

Thẻ bảo hiểm y tế giấy chuyển sang thẻ điện tử

Cũng từ 1/1/2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Giấy phép lái xe đổi mẫu mới

Giấy phép lái xe sẽ có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe, dự kiến thực hiện vào tháng 6/2020

Hộ chiếu có gắn chip điện tử

Từ 1/7/2020, các công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên có thể lựa chọn hộ chiếu gắn chip điện tử, lưu giữ thông tin được mã hóa của cá nhân người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

Chứng nhận đăng ký ô tô là thẻ nhựa, có mã QR

Cũng trong năm nay, chứng nhận đăng ký xe ô tô sẽ được thay thế bằng thẻ nhựa và có thêm mã QR code.

Các bạn du học sinh theo dõi thông tin để cập nhật giấy tờ thay đổi theo quy định hiện hành của pháp luật để chuẩn bị hồ sơ du học kịp kỳ nhập học của trường.

Nguồn: VTV.VN

Tốt nghiệp lớp 12 nếu không học đại học tại Việt Nam nên lựa chọn du học hay đi làm?

Rất nhiều học sinh tốt nghiệp THPT đang đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, chưa biết xác định, hướng nghiệp cho chính bản thân mình. Tốt nghiệp lớp 12 chắc ai cũng giống ai, với một tâm trạng háo hức xen lẫn khủng hoảng. Không biết mình sẽ làm gì tiếp theo? Học đại học ở Việt Nam sẽ thi vào trường nào? Chọn ngành gì? Nếu không đỗ đại học nên tìm việc làm hay tiếp tục ôn thi? Muốn đi du học nước ngoài, nhưng không xin được học bổng, gặp những gánh nặng về kinh tế gia đình.

Xu hướng lựa chọn nghề của học sinh tốt nghiệp THPT

Vì sao em lại học ngành này và đăng ký trường này? Hầu hết các em học sinh tốt nghiệp lớp 12 đều không thể trả lời được câu hỏi này, vì các em chọn ngành và học trường là được định hướng theo lời bố mẹ.

Hầu hết các em học sinh đang đứng trước tình trạng được bố mẹ bao bọc quá cẩn thận, nhà trường không chú trọng đào tạo kỹ năng sống, hướng nghiệp nên khó có thể tự đưa ra quyết định cho bản thân dù tốt nghiệp lớp 12 đã đủ 18 tuổi.

Các em học sinh đang trên đường chạy đua với điểm số, chỉ tiêu danh hiệu của nhà trường, bởi vậy xu hướng lựa chọn nghề của học sinh tốt nghiệp THPT thường là:

  • Chọn trường học, ngành học do bố mẹ quyết định
  • Cách chọn ngành học: Giỏi môn nào sẽ theo học khối đấy
  • Không được học ngành mình thích, các bạn sẽ dần mất hứng thú trong quá trình học tập và rơi vào tình trạng: Học cho qua môn, cảm thấy chọn sai ngành, học nhầm trường.
  • Học sinh không cần quan tâm đến ngành nghề theo sở trường của bản thân, chỉ cần cầm trong tay tấm bằng đại học, cao đẳng

Hệ lụy của việc không định hướng nghề nghiệp từ sớm cho học sinh lớp 12

Ngày càng có nhiều học sinh rơi vào tình trạng chán học và mô tả thời gian học trên trường “buồn chán, lãng phí thời gian, học vẹt, lý thuyết xa rời thực tế”,…. Kiến thức các em được nhận trên trường chủ yếu đã nằm gọn trong sách giáo khoa, học sinh thiếu tính tư duy sáng tạo, phê phán và năng lực quyết định, giải quyết các vấn đề.

Rất nhiều học sinh cảm thấy hoang mang, bối rối, không biết phải làm gì khi đứng trước các vấn đề xảy ra xung quanh mình. Vì ngay từ nhỏ đã được cha mẹ giành hết việc và tiếp tục hỗ trợ trong suốt quá trình học, làm mất động lực và đam mê của các em.

Đến trường vì bị điểm danh, thầy cô bắt học, bố mẹ ép để giành điểm cao; đọc sách vì kiến thức để thi trong đó. Ra trường không có kỹ năng làm việc, lại nhờ sự hỗ trợ từ bố mẹ để có chỗ làm sáng đi tối về.

Tốt nghiệp lớp 12 nếu không học đại học tại việt nam nên lựa chọn du học hay đi làm?

Rất nhiều học sinh khi tốt nghiệp THPT băn khoăn: Nếu không học đại học tại Việt Nam có nên lựa chọn du học nghề hay đi làm?

Nếu lựa chọn học đại học tại Việt Nam: Dễ dàng lựa chọn chuyên ngành và trường học phù hợp với năng lực của bản thân.

Không dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp đại học, vì phần lớn các bạn chỉ tốt nghiệp với tấm bằng trung bình, khá. Ngoài ra, trong suốt thời gian học đại học 4 năm nếu bạn không phải là một người năng động tìm kiếm cơ hội, việc làm thêm để rèn luyện kỹ năng sống, phát triển kỹ năng mềm khả năng tìm việc đúng với chuyên ngành mà bạn yêu thích sẽ rất cạnh tranh.

Đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT: Giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình, tự lập trong cuộc sống. Có cơ hội tìm kiếm niềm đam mê trong công việc để theo đuổi ước mơ, niềm đam mê của bản thân.

Đăng ký du học: Các em đang tìm kiếm một chương trình học tại nước ngoài, nhưng với học lực không quá xuất sắc, liệu có xin được học bổng để tiết kiệm chi phí cho bố mẹ? Các em muốn cầm trên tay tấm bằng để đảm bảo cơ hội nghề nghiệp vững chắc cho tương lai?

Du học nghề là bàn đạp vững chắc cho bạn với chương trình tài trợ 100% học phí, trả lương thực hành ngay trong quá trình học.

>>> Học sinh tốt nghiệp THPT 2020 nên đọc bài này

Muốn theo ngành điều dưỡng bạn phải thật có tâm

“Muốn theo ngành điều dưỡng, bạn phải thật có tâm”
Sinh ra và lớn lên tại miền đất Quảng Trị xa xôi, nhưng Hoàng luôn có giấc mơ đến Đức – Một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới.

Hoàng chọn nước Đức còn bởi lối sống văn minh của con người ở đất nước này.

Hoàng chọn du học nghề, bởi đây là một trong những phương pháp giáo dục tiên tiến “Học đi đôi với hành”. Bạn sẽ không phải theo đuổi những con số trên bảng điểm, cái bạn cần đó là kiến thức có thể ứng dụng vào ngay trong ngành học của mình. Không nhàm chán, không vì điểm số. HỌC ĐỂ LÀM.

Hoàng chọn điều dưỡng, không phải các ngành học khác bởi đây là nghề cần người học phải thật sự đam mê và phải thật có tâm bạn mới có thể vượt qua được những vất vả thức khuya, dậy sớm, yêu thương, chăm sóc người bệnh như chính người thân của mình.

Chuyến bay của học viên Lê Huy Hoàng đã bắt đầu cất cánh tối ngày 25/11/2019.

Khoa Quốc tế VCI chúc mừng Hoàng đã chạm chân đến nước Đức tươi đẹp. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại Đức và có thể rèn luyện kỹ năng, làm giàu kiến thức, vốn sống trong công việc và cuộc sống.

Thủ tục xin visa định cư ở Đức theo diện đoàn tụ gia đình

Du học nghề được mệnh danh là con đường nhanh nhất để trở thành công dân Đức và định cư theo diện đoàn tụ gia đình là chính sách được quan tâm hàng đầu của tất cả du học sinh Việt Nam. Hãy cùng Khoa Quốc tế VCI tìm hiểu thủ tục xin visa định cư ở Đức 2020 để cập nhật thông tin chính xác nhất.

Định cư tại Đức cần những điều kiện gì?

Theo Luật quốc tịch Đức – STAG tại Điều 10, công dân không du học nghề, lao động muốn nhập quốc tịch Đức phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Phải có giấy phép cư trú tại thời điểm làm đơn xin nhập quốc tịch Đức từ 8 năm trở lên. Đối với du học sinh, đủ 8 năm lưu trú tính cả thời gian học nghề 3 năm sẽ được khuyến khích nhập quốc tịch Đức. Khi có quyền cư trú dài hạn, học viên được phép bảo lãnh vợ/chồng và con chưa đến tuổi thành niên vào Đức theo luật đoàn tụ gia đình.
  • Đóng bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định
  • Chứng minh tài chính để chắc chắn rằng bạn đủ khả năng đảm bảo cuộc sống cho bản thân và những thành viên trong gia đình.
  • Chứng minh trình độ và khả năng tiếng Đức là điều kiện bắt buộc giúp người định cư dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại Đức.
  • Đủ điều kiện nhà ở theo đúng quy định
  • Không phạm bất kỳ tội nào trong suốt thời gian sinh sống ở Đức và phải thừa nhận pháp luật Đức
  • Quan trọng hơn, bạn phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình

Hồ sơ xin visa định cư Đức theo diện đoàn tụ gia đình

Đối với người xin cấp thị thực

  • 2 bản tờ khai xin cấp visa dài hạn theo mẫu của Đại sứ quán Đức bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức
  • 2 ảnh sinh trắc học với kích thức 3,5 x 4,5: Nền trắng, ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng
  • Có chứng chỉ tiếng tiếng Đức tối thiểu là A1 đủ để giao tiếp cơ bản
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ họ hàng, gia đình với người bảo lãnh: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu,…
  • Đối với trẻ chưa đến tuổi thành niên nộp đơn xin visa định cư tại Đức với bố hoặc mẹ đang sinh sống ở Đức cần có giấy tờ chứng thực chữ ký đồng ý của bố hoặc mẹ tại Việt Nam
  • Hộ chiếu còn hiệu lực

Đối với người bảo lãnh

  • Giấy mời ghi rõ mục đích đoàn tụ gia đình
  • Giấy chứng nhận đăng ký cư trú
  • Bản sao công chứng các giấy tờ: Hộ chiếu, giấy xác định tình trạng hôn nhân
  • Đối với trường hợp những người chưa có quốc tịch Đức cũng có thể bảo lãnh người thân qua Đức theo luật đoàn tụ gia đình và chỉ cần chứng minh thu nhập của 3 tháng gần nhất.

Thời gian xét duyệt hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn chỉ cần đặt lịch hẹn phỏng vấn visa. Thời gian đặt lịch hẹn có thể kéo dài 2 – 4 tuần, nếu bạn đã có vốn tiếng Đức trước đó có thể đặt lịch phỏng vấn song song với lúc mới bắt đầu chuẩn bị hồ sơ.

Một số câu hỏi tham khảo khi phỏng vấn xin visa tại Đại sứ quán Đức

  • Họ tên, ngày tháng năm sinh của vợ, chồng
  • Bạn đang làm gì? Thu nhập một tháng bao nhiêu
  • Hai vợ chồng bạn thường liên lạc bằng cách nào
  • Người thân của bạn ở Đức hiện đang sống ở đâu, làm nghề gì

Thủ tục xin visa định cư ở Đức theo diện đoàn tụ gia đình sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp mà Đại sứ quán sẽ có yêu cầu cụ thể. Hi vọng bạn đã nắm được thông tin đầy đủ để chuẩn bị cho con đường du học và định cư lâu dài tại Đức.

>>> Vì sao Đức là quốc gia được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn du học?

Đức được xếp hạng là điểm đến du học hấp dẫn thứ ba thế giới

Một nghiên cứu gần đây của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế – OECD công bố vào tháng 5/2019 cho thấy, Đức là quốc gia hấp dẫn thứ ba trên thế giới thu hút cả doanh nhân trẻ, sinh viên quốc tế lựa chọn du học.

Tại sao nước Đức lại được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn? Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị của nước Đức.

Một trong những lý do được tất cả các sinh viên đánh giá Đức là điểm đến du học đáng lựa chọn chủ yếu xoay quanh chi phí học tập phải chăng. Kể từ năm 2014, một lượng lớn các trường đại học, trường đào tạo nghề đã áp dụng chính sách miễn 100% học phí cho sinh viên quốc tế.

Bên cạnh đó là các chương trình đào tạo hiện đại nhất thế giới cũng được ứng dụng ngay trên giảng đường. Những chương trình học cần phải thực tập, sinh viên sẽ được hưởng lương thực hành, đặc biệt với các trường đào tạo nghề, sinh viên được trả lương lên từ 800 EURO/tháng tùy ngành học. Với số tiền này đủ để học viên trang trải cuộc sống tại Đức mà không cần sự hỗ trợ chi phí từ gia đình.

Tìm hiểu chương  trình du học nghề trọn gói chỉ từ 180 triệu.

Chi phí sinh hoạt phải chăng, từ 500 – 700 EURO/tháng/sinh viên và có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cũng được sinh viên bình chọn Đức đáng để học hơn những quốc gia khác.

Có thể bạn chưa biết, đối với sinh viên quốc tế, chính sách visa du học nước ngoài linh hoạt cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn quốc gia du học của họ. Một trong các thứ hạng của OECD đưa ra cũng đề cập tới yếu tố này và nước Đức nhận được điểm số rất cao.

Năm 2019, số lượng sinh viên quốc tế du học tại Đức đã đạt mốc gần 400.000 sinh viên. Bạn đã hiểu vì sao Đức là quốc gia hấp dẫn du học sinh chưa?

>>> 8 Bước xây dựng kế hoạch du học nghề tại Đức

0983763526
TƯ VẤN