Điều dưỡng viên cần có những tố chất gì?

Một điều dưỡng viên chuyên nghiệp cần hội tụ trong mình rất nhiều yếu tố. Bình tĩnh trước mọi tình huống, tâm huyết với nghề, cẩn thận và chính xác đó là những yếu tố cần thiết của một điều dưỡng viên.

Điều dưỡng viên tại Đức

Hiện nay có rất nhiều bạn chọn ngành điều dưỡng, nhưng để hiểu rỗ tính chất công việc thì không phải ai cũng nắm rõ. Hàng ngày ngoài việc y lệnh bác sĩ thì điều dưỡng viên còn phải chăm sóc bệnh nhân, cấp phát thuốc, bảo quản dụng cụ y tế, bảo quản thuốc, giữ gìn khu vực được phân công, đảm bảo trình độ chuyên môn. Điều dưỡng viên cần phải thấu hiểu ổn định tâm lý để mang lại hiệu quả trị liệu tốt liệu.

Điều dưỡng viên giỏi phải trải qua quá trình rèn luyện

Sau khi tốt nghiệp quá trình đào tạo ĐH, CĐ, TC chuyên ngành điều dưỡng, bạn chưa trở thành diều dưỡng viên ngay lập tức, mà phải trải qua quá trình rèn luyện, thực tập, bổ xung kiến thức để phục vụ công việc tại cơ sở làm việc của mình.

Sau khi được đào tạo bổ xung kiến thức, điều dưỡng viên sẽ được phân về một khoa nhất định, chịu sự chỉ đạo của trưởng khoa, thực hiện các y lệnh của bác sĩ điều trị. Sau thời gian rèn luyện, điều dưỡng viên mới được phân công chịu trách nhiệm và thực hiện những công việc liên quan đến ngành điều dưỡng của mình.

Những tố chất cần có của điều dưỡng viên

1. Thứ nhất: Bình tĩnh

 Những điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm cũng khó có thể chịu đựng được những trường hợp như bệnh nhân qua đời ngay trước mắt hay những ca bệnh nặng, nguy hiểm. Điều dưỡng viên phải có trách nhiệm giữ bản thân luôn ở trạng thái cân bằng, không được rơi vào tình trạng căng thẳng. Chính sự bình tĩnh của điều dưỡng viên trong các tình huống nghiêm trọng sẽ tạo ra một môi trường ổn định và bình ổn tâm lý bệnh nhân tốt nhất.

2. Thứ hai: Linh hoạt

Điều dưỡng viên phải linh hoạt vì phải thường xuyên làm việc liên tục trong nhiều giờ, trong cả những ngày nghỉ cuối tuần, lễ tết. Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế còn yêu cầu các điều dưỡng viên luôn phải trong tình trạng sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp.

3. Thứ ba: Tinh thần làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ

Hình ảnh có liên quan
Đây chỉ là hình minh họa, nhưng bạn cũng biết điều dưỡng viên cần tỉ mỉ như nào rồi đấy!

Do tính chất công việc, điều dưỡng viên thường xuyên cảnh giác trong mọi thời điểm vì tình trạng cũng như diễn tiến của người bệnh. Sự chu đáo, tinh thần làm việc cẩn trọng, chăm chỉ là các yếu tố cần có quan trọng của một điều dưỡng viên. Như vậy mới có thể đối phó được với các diễn biến xấu, những thay đổi nhỏ trong tình trạng của người bệnh.

4. Thứ tư: Linh hoạt trong giờ giấc làm việc

 Do tính chất công việc và thời gian không cố định nên điều dưỡng viên cần có một tinh thần làm việc tập trung cao độ và luôn trong tình trạng sẵn sàng làm việc. Nên có kế hoạch quản lý thời gian hợp lí, tránh để thời gian cá nhân ảnh hưởng đến khoảng thời gian dành cho công việc.

5. Thứ năm: Biết điều tiết cảm xúc cá nhân

Hình ảnh có liên quan
Cần luôn vui vẻ với bệnh nhân các bạn nhé!

 Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng viên còn là người truyền cảm hứng sống, tinh thần lạc quan, thái độ tích cực để chiến đấu với bệnh tật cho bệnh nhân. Vì vậy, một điều dưỡng viên giỏi là:

  • Là người luôn biết yêu thương, yêu thương bệnh nhân như chính gia đình mình để có thể chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.
  • Là người luôn thấu hiểu, thấu hiểu nỗi đau đớn và mong muốn của bệnh nhân, từ đó mới có thể cảm thông, chia sẻ và xoa dịu nỗi đau bệnh tật.
  • Biết kiềm chế, điều tiết cảm xúc cá nhân. Tính chất và môi trường làm việc không tránh khỏi chứng kiến những đau thương mất mát. Do đó người điều dưỡng phải chịu được áp lực công việc, rèn luyện cho mình một tinh thần mạnh mẽ, không bị tác động bởi các hoàn cảnh khẩn cấp. Họ phải có khả năng giao tiếp tốt trong các tình huống khẩn cấp và căng thẳng, họ phải có sức chịu đựng và khả năng đối phó cao với stress.

6. Thứ sáu: Điều dưỡng viên phải am hiểu về thuốc

Kết quả hình ảnh cho medicine
Chắc chắn không bệnh nhân nào muốn được cho uống nhầm thuốc cả!

Điều dưỡng viên phải có sự hiểu biết và quản lý về các loại thuốc. Thông thường bác sĩ sẽ là người kê đơn. Trừ khi điều dưỡng viên là người giàu kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn. Điều dưỡng viên có thể dựa vào kĩ năng đánh giá của họ để xác định thuốc mà bệnh nhân cần và kê toa thuốc. Bên cạnh đó, họ cũng phải cung cấp tình trạng bệnh nhân tại thời điểm đó để bác sĩ kê thuốc. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân không ổn định, hay sử dụng loại thuốc này không tiến triển tốt thì điều dưỡng viên phải thông báo ngay cho bác sĩ điều chỉnh toa thuốc cho đến khi tình trạng bệnh nhân được cải thiện.

7. Thứ bảy: Điều dưỡng viên phải có kĩ năng đánh giá chuẩn xác

Làm một đánh giá toàn diện về thể chất của bệnh nhân là một kỹ năng rất quan trọng của một điều dưỡng viên. Một đánh giá thường tập hợp các dữ liệu có trong bệnh lý. Những đánh giá làm hàng ngày trong mỗi ca nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện ở thời điểm thích hợp. Mục đích của việc đánh giá bệnh nhân là ghi nhận lại tiến độ và nhận ra càng sớm càng tốt những thay đổi trong thời điểm đó.

8. Thứ tám: Điều dưỡng viên luôn lắng nghe

Kết quả hình ảnh cho listening skill

 Điều dưỡng viên cần lắng nghe những gì bệnh nhân nói, kể cả bằng lời và không lời, đó là công cụ quan sát.

Thực hiện những phẩm chất đạo đức y học là nghĩa vụ nghề nghiệp của điều dưỡng viên. Một khi chấp nhận vai trò của người điều dưỡng thì đồng thời phải có bổn phận chấp hành thực hiện các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.

(nguồn : Tổng hợp)

About Trangpham

0943611886

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983763526
TƯ VẤN