Nước Đức nói không với thực phẩm bẩn

   Có người nói một câu mà tôi tâm đắc: Sang Đức dù bạn có hoàn được chi phí đầu tư đi học hay không thì cũng “LÃI”. Lãi về vốn sống, về văn hóa, sự trải nghiệm, kiến thức… Và đặc biệt lãi về SỨC KHỎE. Vì sự kiểm soát thực phẩm của Đức nghiêm ngặt một cách đáng sợ!

   Nổi tiếng là đất nước của hàng trăm thứ quy tắ. Dường như ở lĩnh vực nào ta cũng tìm được ở Đức những luật lệ rất rõ ràng và vô cùng chặt chẽ.

1.Trứng gà ở Đức cũng có “chứng minh thư”

Trứng gà tại nước Đức luôn được kiểm định

    Căn cứ vào mã số trên trứng gà có thể kiểm tra chi tiết thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng, hạn sử dụng. Cùng với đó là nguồn gốc quả trứng (nước sản xuất, nông trại nuôi gà, loại trứng gà)… Nếu chẳng may mua phải một quả trứng hư. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể tra được chi tiết nguồn gốc, nơi sản xuất qua mã vạch được in trên từng quả trứng gà.

2. Một chiếc xúc xích – 4 ban ngành

Xúc xích Đức

  Thực phẩm thịt được kiểm dịch cực kỳ khắt khe tại Đức:

(1). Đầu tiên, thịt được kiểm dịch lần một. Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp giấy phép để được giết mổ.

(2). Sau khi giết mổ. Thịt được kiểm duyệt lần nữa để vào xưởng sản xuất. Đảm bảo không có ký sinh trùng và virus gây bệnh trong sản phẩm.

(3). Khi chế biến. Tỷ lệ NẠC và MỠ, các chất phụ gia đều được giám sát chặt chẽ.

(4). Thịt thành phẩm được kiểm soát trước khi được bày bán trong siêu thị. Thực phẩm luôn phải duy trì trạng thái đông lạnh.

3. Nếu sữa bột Đức bị nhặt xuống khỏi giá hàng, chắc chắn sẽ bị hủy bỏ

   Những hộp sữa nếu đã không còn trên giá hàng trong siêu thị. Dù đã mở ra hay chưa. Đều được cho là không còn an toàn và đều phải bị hủy bỏ.

4. Sạch tận gốc từ lúc nuôi- trồng

   Các loại ngũ cốc càng được kiểm tra kỹ hơn nữa. Trong lúc trồng trọt có dùng hóa chất gì, phân bón nào, khi nhập kho có được loại bỏ tạp chất không, nhiệt độ kho là bao nhiêu … cũng được tính toán tới.

5. Một triệu cuộc kiểm duyệt/ năm

   Mỗi năm có 1.000.000 cuộc kiểm duyệt chính được tiến hành dưới các hình thức: đột xuất, có kế hoạch ở các công đoạn: chế biến, sản xuất, lưu trữ thực phẩm.

   Mỗi năm cũng cõ hơn 400.000 mẫu vật được đưa về phòng thí nghiệm. Nếu mẫu vật vi phạm ngưỡng cho phép và gây hại sức khỏe người tiêu dùng, chúng sẽ bị thu hồi ngay lập tức

6. Đường dây nóng – tố cáo thực phẩm bẩn

   Nếu thực phẩm xảy ra vấn đề, người dân có thể gọi thông báo tới đường dây nóng 24/24 của Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm, hội Bảo vệ người tiêu dùng Liên bang Đức. Cảnh sát Cục vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ nhanh chóng đến xử lý.

7.Truyền thông lên tiếng

   Nếu thực phẩm có vấn đề nghiêm trọng, mức độ cao nhất là phương tiện truyền thông sẽ can thiệp. Sự minh bạch rất quan trọng với người Đức. Thông tin đưa ra phải có căn cứ khoa học, và không có chuyện bị truyền thông thổi phồng sự việc.

8. Kết nối người tiêu dùng – nhà sản xuất

   Giống như ở Việt Nam có các phiên chất vấn các vị Bộ trưởng, kết nối trực tiếp người dân và lãnh đạo thì ở Đức cũng có một cổng thông tin điện tử (website) cung cấp nhãn mắc sản phẩm. Bên sản xuất có nghĩa vụ phản hồi kịp thời các thắc mắc của người tiêu dùng. Mọi thứ đều cực kỳ minh bạch.

9. Quy cách quản lý an toàn chất lượng thực phẩm Đức

    Nhân sự việc “sán lợn ” đang gây hoang mang dân chúng tại Việt Nam. Khi soi chiếu vào hệ thống kiểm định chất lượng thực phẩm tại Đức. Chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều. Ta đẩy mạnh tăng trưởng GDP để làm gì, tăng năng suất lao động để so với thế giới làm gì, khi chất lượng những thứ thực phẩm duy trì sự sống người dân Việt Nam còn bị đe dọa ?

About Thanh Hồng Dương

0943611886

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983763526
TƯ VẤN